Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VIẾNG LĂNG BÁC-Viễn Phương - Coggle Diagram
VIẾNG LĂNG BÁC-Viễn Phương
Tìm hiểu chung
TÁC GIẢ
Viễn Phương (1928 – 2005):tên khai sinh là Phan Thanh Viễn
quê ở tỉnh An Giang
Ông là nhà thơ,chiến sĩ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ
PCST:Thơ ông nhỏ nhẹ, mang đậm phong cách Nam Bộ, giàu tình cảm và đậm chất thơ mộng
Tác phẩm chính: ''Mắt sáng học trò'',''Nhớ lời di chúc'',''Như mây mùa xuân''
TÁC PHẨM
Hoàn cảnh sáng tác:Tháng 4-1976, đất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
Xuất xứ:in trong tập ''Như mây mùa xuân''(1978).
Cảm hứng bao trùm:niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn niềm đau xót khi tác giả ra viếng lăng Bác.
Mạch cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào viếng lăng Bác. Từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào lăng và trở ra về.
Bố cục
Khổ 3: Khi đến trước lăng của Bác, suy nghĩ về sự bất tử của Bác và nỗi tiếc thương vô hạn.
Khổ 4: Cảm xúc của tác giả khi trở về miền Nam và khát vọng được ở mãi bên lăng Bác.
Khổ 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào viếng Bác và sự vĩ đại của Bác.
Khổ 1: Cảm xúc về hình ảnh bên ngoài lăng
Chủ đề: Bài thơ thể hiện niềm kính yêu và biết ơn của nhà thơ nói riêng và nhân dân nói chung đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Đề tài: viết về vị lãnh tụ
Thể loại : thơ tự do
PTBĐ: biểu cảm + miêu tả
Nhan đề
nhan đề thể hiện sự thành kính, trân trọng của tác giả đối với Bác khi ra thăm và vào lăng viếng Bác.
Nhan đề thể hiện chủ đề của tác phẩm
Thăm là gặp gỡ, hỏi han người còn sống. Viếng là đến chia buồn cùng với thân nhân người đã mất
Tìm hiểu chi tiết
Khổ 1+2: CẢM XÚC CỦA TÁC GIẢ KHI ĐỨNG BÊN NGOÀI LĂNG BÁC
Khổ 1
“hàng tre”
là một hình ảnh thực hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam.
“Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mưa sa” là hình ảnh ẩn dụ cho con người VN luôn vững vàng trước mọi gian lao thử thách.
thán từ “ôi”-> đầy xúc động, nghẹn ngào.
là một hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của con người VN
ngay thẳng, bất khuất
đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
mộc mạc, khiêm nhường
Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
1 lời thông báo nhưng ẩn chứa là nỗi xúc động nghẹn ngào của một người con miền Nam ra viếng lăng Bác sau bao lâu mong đợi.
Từ “con”:cách xưng hô Nam Bộ nghe thật ngọt ngào,thân thương mà vẫn rất thành kính, thiêng liêng.
nói giảm,nói tránh “thăm lăng Bác”->giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát và khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim người Việt.
Khổ 2
''Mặt trời'' trên lăng:mặt trời thực của thiên nhiên tỏa ánh sáng,mang hơi ấm và sự sống cho muôn loài.
''mặt trời'' trong lăng:hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác Hồ - người soi sáng cho dân tộc VN thoát khỏi bóng đêm nô lệ đến với cuộc sống tự do,hạnh phúc.
=>Hình ảnh mặt trời ca ngợi công lao vĩ đại, đạo đức sáng ngời của Bác.Đồng thời,cho thấy lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của nhân dân VN đối với Người.
“Tràng hoa” vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh ẩn dụ:dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác như nối thành những tràng hoa bất tận
Điệp từ “ ngày ngày”+ giọng thơ trầm lắng->dòng người vào lăng viếng Bác nối dài vô tận.
Hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân”:hình ảnh hoán dụ cho sự trường tồn của Bác. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi con người bảy chín mùa xuân ấy đã cống hiến và sống một cuộc đời đẹp
Khổ 3
2 câu thơ đầu
Cụm từ “ giấc ngủ bình yên”:nói giảm nói tránh->suy nghĩ:Người đang ngủ giấc ngủ bình yêngiữa vầng trăng sáng dịu hiền.
2 câu thơ sau
Hình ảnh ẩn dụ ''trời xanh''->Bác ra đi nhưng Người đã hóa thân vào đất trời và vẫn sống mãi với non sông đất nước.
từ “ nhói”->nỗi đau tê tái, quặn thắt khi tác giả đứng trước thi hài của Người.
điệp ngữ“ muốn làm”
mong muốn thiết tha và tình cảm nồng nàn
dòng cảm xúc cứ cuồn cuộn dâng trào
hình ảnh cây tre
lặp lại->kết cấu đầu, cuối tương ứng
hình ảnh thơ thêm ấn tượng, rõ nét->dòng cảm xúc trọn vẹn.
như 1 lời tự hứa ,lời thề sắt son, trang trọng của tác giả nguyện làm 1 người con đi theo con đường Bác,suốt đời trung thành với nước
Khổ 4
''Mai về miền Nam thương trào nước mắt''
câu thơ->tiếng nấc nghẹn ngào, thổn thức khi sắp chia li.
Từ “ trào” ->nỗi luyến tiếc ko muốn rời xa và tình cảm thiết tha sâu lắng của tác giả
3 câu thơ cuối
ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được hóa thân thành những gì thân thương nhất để được ở mãi bên Người