Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VỢ CHỒNG A PHỦ - Coggle Diagram
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tác giả Tác phẩm
Tác giả
Viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại: “Dế mèn phiêu lưu kí”.
Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông được mệnh danh là nhà văn của đề tài Hà Nội, của đề tài miền núi bên cạnh nhiều đóng góp đặc sắc khác.
Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.
Tác phẩm
là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952.
In trong tập “Truyện Tây Bắc” – được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 -1955
Nhân vật A Phủ
Giới thiệu nhân vật
Chàng trai miền núi nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống tự do giữa núi rừng
Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh: “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng: “Đứa nào được A Phủ cúng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”.
Tính cách
Gan góc từ bé: A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài
Lớn lên:Dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử (…). Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”.
Khi trở thành người làm công gạt nợ: A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước đây. Không sợ cường quyền, kẻ ác.Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái chết: bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát
Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng sau này.
Nhân vật Mị
giới thiệu nhân vật
Một cô gái lẻ loi, âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri >< Khung cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra.
Con dâu của một gia đình quyền thế, giàu có “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” >< Lúc nào cũng “cúi mặt” nhẫn nhục và “mặt buồn rười rượi”.
Mị trước khi về làm dâu
Là cô gái xinh đẹp, yêu đời, chăm chỉ, tự trọng, hiếu thảo, có tài thổi sáo hay, có một tình yêu đẹp => Xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Có khát vọng sống mãnh liệt: khao khát hạnh phúc do mình lựa chọn, từ chối làm dâu nhà giàu.
Mị sau khi về làm dâu
Làm việc cả ngày lẫn đêm, khổ hơn trâu ngựa.
Thái độ: cúi mặt, nghĩ ngợi, nhớ đi nhớ lại những công việc như nhau, suốt năm suốt đời cũng thế ⇒ Làm theo quán tính, thói quen bào mòn ý thức của Mị, biến Mị trở thành cái xác không hồn
Mị bị đánh đập hành hạ.
Cường quyền: cha con thống lí Pá Tra bắt Mị về làm con dâu gạt nợ, không cần biết đến khát khao của Mị.
Nam quyền: chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc lứa đôi, chỉ là vật sử dụng.
Không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn quẩn giam hãm tâm hồn và cuộc đời của. Không có ý niệm về không gian và thời gian, nghĩa là Mị không có ý niệm về sự tồn tại của mình nữa.
Không người tri âm tri kỉ, chỉ ra vào lặng lẽ trong những đêm dài và buồn, làm bạn với ngọn lửa.
Thái độ:“Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi.”
Những đau khổ và cực nhọc đã cướp đi tuổi thanh xuân của Mị và biến Mị thành con người nhẫn nhục - tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo dưới ách thống trị của phong kiến miền núi.
Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị
Yếu tố ngoại cảnh tác động lên ý thức của Mị: Men rượu, âm thanh tiếng sáo.
Khao khát muốn đi chơi trong đêm tình ⇒ Khao khát sống hồi sinh.
Tiếng sáo gọi bạn yêu thức tỉnh
Đòn roi của cường quyền, bóng ma của thần quyền không dập tắt được khát khao mãnh liệt, không huỷ diệt được sức sống tiềm tàng bên trong con người
Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói
Lúc đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng, vô cảm vì đã tê dại chai lì, quá đau khổ và quen với cảnh tàn bạo của nhà thống lí.“A Phủ có chết đó cũng thế thôi”
Về sau: Mị nhìn thấy “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” của A Phủ và “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”
Mị đã cắt dây cởi trói cứu A Phủ cũng là cắt đi những sợi dây hữu hình và vô hình đã bao năm bó buộc cuộc đời Mị.
Hành động cắt dây trói đó chứng tỏ Mị đã dám chống lại thế lực cường quyền của cha con thống lý Pá Tra và thế lực thần quyền từ bao đời nay đã đè nặng lên người dân miền núi.
Giá trị nhân đạo sâu sắc
Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt.
Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình.