Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các nguyên tắc cơ bản của luật WTO - Coggle Diagram
Các nguyên tắc cơ bản của luật WTO
Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Đãi ngộ Tối huệ quốc
Áp dụng quy chế MFN trong luật WTO:
*Quy tắc chung
-Các thành viên của WTO đều phải tuân thủ và thực hiện quy chế MFN một cách vô điều kiện trong tất các các lĩnh vực thương mại của hệ thống. Điều I GATT, Điều II.1 GATS, Điều 4 Hiệp định TRIPS
-Nhằm mục đích: cấm phân biệt đối xử giữa các quốc gia đối tác. Mục đích của các quy định trên là nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tác khi nhập khẩu từ, cũng như xuất khẩu vào các thành viên của WTO.
*Phạm vi áp dụng
(i) Đối tượng chi phối của quy chế MFN
Quy chế MFN chi phối tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Điều I của GATT , đây có thể là các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc các biện pháp ảnh hưởng tới phân phối hàng trên thị trường nhập khẩu.
Điều II GATS và Điều 4 Hiệp định TRIPS không liệt kê các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các quy định này chỉ đề cập ngắn gọn “bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định”(GATS) và các biện pháp “đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ” (Hiệp định TRIPS) đều bị chi phối bởi nguyên tắc đối xử MFN
(ii) Hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ “tương tự”
-Việc xác định tính “tương tự” (likeness) của các hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ là vô cùng quan trọng
-Việc xác định tính “tương tự” giúp tránh trường hợp các Thành viên khẳng định tính khác biệt của một số sản phẩm nhằm giảm hoặc bóp méo phạm vi của các cam kết thương mại của mình và từ đó, làm giảm ảnh hưởng của quy chế MFN
-Khái niệm “tương tự” không phải chỉ được sử dụng trong các quy định về quy chế MFN.
-Một số tiêu chí thường được sử dụng nhằm xác định tính tương tự của sản phẩm trong bối cảnh áp dụng Điều I và Điều III của GATT: Thành phần, tính chất vật lý sản phẩm, Tính năng sử dụng cuối cùng của sản phẩm, Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, Vị trí trên biểu thuế
*Áp dụng Quy chế MFN
(i) Áp dụng MFN “ngay lập tức và vô điều kiện”
-Áp dụng “ngay lập tức và vô điều kiện” nghĩa là việc cho hưởng ưu đãi không được tùy thuộc vào việc Thành viên cho hưởng có đạt được những ưu đãi mang tính có đi có lại từ Thành viên thụ hưởng ưu đãi hoặc vào việc các điều kiện liên quan tới hoàn cảnh hoặc hành vi của Thành viên này có được thỏa mãn hay không
-Nếu áp dụng quy chế MFN với bất kỳ điều kiện bổ sung nào, thanh viên WTO sẽ phải chứng minh là việc thiết lập các điều kiện liên quan không vi phạm Điều I GATT và những điều kiện đó không tạo ra sự sự đối xử kém thuận lợi dành cho một số sản phẩm dựa trên nguồn gốc của chúng
-Việc áp dụng quy chế MFN “ngay lập tức và vô điều kiện” khiến cho quá trình tự do hóa thương mại đa phương được tiến hành một cách hiệu quả và minh bạch
-Phương thức áp dụng quy chế MFN “ngay lập tức và vô điều kiện” cũng bộc lộ một số điểm hạn chế cố hữu
(ii) Phân biệt đối xử trên thực tế (de facto) và trên văn bản luật (de jure)
-Phân biệt đối xử de jure tồn tại khi các văn bản pháp lý thể hiện rõ quy chế đối xử khác nhau giữa các đối tác dựa trên nguồn gốc của họ.
-Khi câu chữ của các văn bản luật không thể hiện sự phân biệt đối xử, nhưng trên thực tế việc áp dụng các văn bản đó tạo nên sư bất lợi cho một số đối tác trong quan hệ cạnh tranh thì có sự phân biệt đối xử de facto
-Quy chế MFN cấm cả việc phân biệt đối xử de facto lẫn de jure.
-Việc xác định xem có sự phân biệt đối xử trên thực tế hay không được thực hiện thông qua việc xem xét điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm, dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ liên quan trên thị trường.
Khái niệm:
Quy chế Đãi ngộ tối huệ quốc (“Quy chế MFN”) là quốc gia phải dành cho đối tác thương mại của mình sự đối xử ưu đãi nhất. Không có nghĩa là đối xử đặc biệt cho một hay một số quốc gia trong cùng một hệ thống thương mại. Nhằm mục đích không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại - quốc gia. Khi áp dụng quy chế MFN, các quốc gia thỏa thuận chấp nhận cho nhau hưởng những ưu đãi thương mại mà họ cho các nước thứ ba hưởng hoặc với điều kiện có đi có lại hoặc vô điều kiện.
-Quy chế MFN có thể tồn tại dưới hai dạng: dạng vô điều kiện, theo đó việc áp dụng quy chế này được thực hiện một cách tự động; dạng có điều kiện, theo đó việc áp dụng được thực hiện có qua có lại.
Đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc cân bằng hợp lí
Nguyên tắc minh bạch