Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN - Coggle Diagram
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
KHÁI QUÁT CHUNG
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Tiếp giáp : DHNTB, Đông Nam Bộ , Hạ Lào , Đông Bắc Campuchia
Là vùng duy nhất không giáp biển
PHẠM VI LÃNH THỔ
Diện tích: 54700 km^2 (16,5% S cả nước)
Gồm 5 tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc , Đắc Nông, Lâm Đồng
Dân số : 4,9 triệu người (5,8% dân số cả nước)
Thế mạnh
Đất đai màu mỡ
Tài nguyên khí hậu và rừng đa dạng
=> Tiềm năng về nông và lâm nghiệp
Trữ lượng thủy năng trên các sông Xê Xan, Xre Pok và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn
Công nghiệp trong vùng mới ở giai đoạn thịnh hành
Điểm yếu
Không có nhiều tài nguyên
Là vùng thưa dân nhất nước ta
Điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn
Thiếu lao động lành nghề , cán bộ kĩ thuật có chuyên môn
Mức sống nhân dân thấp , tỉ lệ người ko biết chữ cao
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn trước hết là giao thông, cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật
Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Cà phê
Diện tích: 450.000 ha chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
Phân bố: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum,… Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng cafê lớn nhất nước. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Chè
Được trồng ở các cao nguyên cao hơn (Lâm Đồng, Gia Lai). Lâm đồng là tỉnh có diện tích trồn g chè lớn nhất cả nước.
Nổi tiếng với các vùng chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai). Bên cạnh đó đã phát triển các nhà máy chế biến chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai).
Cao su
Vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng chủ yếu ở các vùng khuất gió như tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.
Dâu tằm
Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước (Cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng), ở đây có các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu.
Các cây công nghiệp khác là hồ tiêu, bông cũng phát triển khá tốt.
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi
Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp: vừa hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên
Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Khai thác chế biến nông sản
Vai trò
Tây nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52 % sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
Trong rừng có nhiều gỗ quý có giá trị kinh tế (Cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến...)
Là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm (voi, bò tót, gấu ...).
Có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn rửa trôi.
Tài nguyên rừng đang suy giảm
Sản lượng gỗ giảm mạ nh. Cuối thập kỉ 80 - 90 sản lượng gỗ khai thác trung bình từ 600 - 700 nghìn m3/năm thì hiện nay chỉ còn 200 - 300 nghìn m3/năm.
Nguyên nhân: Khai thác bừa bãi, cháy rừng ...
Hậu quả: Lớp phủ thực vật giảm nhanh, trữ lượng gỗ quý cũng ít dần, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, mực nước ngầm tiếp tục hạ thấp về mùa khô.
Phương hướng
Ngăn chặn nạn phá rừng .
Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng thêm rừng mới.
Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ.
Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi
Thủy điện
Ngoài những nhà máy thủy điện đã được xây dựng trước đây : :
Trên sông Xêxan: Yali (720 W), Xêxan 3, 3A, 4,..
Trên sông Xrê Pok quy hoạch 6 nhà máy thủy điện với công suất 600 MW : Buôn Kuôp 280MW, Xrê Pôk, Buôn tua Srah (85 MW), Đức Xuyên (58 MW), Đrây Hlinh mở rộng lên 28 MW.
Trên sông Đồng Nai: Đại Ninh (300 MW), Đồ ng Nai III (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW).
Ý nghĩa
Việc xây dựng các công trình thủy điện tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp: khai thác khoáng sản và chế biến kim loại màu, đặc biệt là khai thác và chế biến bột nhôm từ bôxít.
Đem lại nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô.
Khai thác mục đích du lịch.
Nuôi trồng thủy sản