Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nhân vật Tràng - Coggle Diagram
Nhân vật Tràng
Diễn biến tâm trạng
trên đường trở về nhà
trở thành một người khác hẳn
tỏ ra là một người đàn ông chu đáo và đàng hoàng, có ý thức vun vén cho hạnh phúc gia đình cùng với niềm tin về cuộc sống tốt đẹp hơn
sắm cho người "vợ nhặt" một cái thúng con và vài thứ vặt vãnh trước khi đưa vợ về nhà
Tràng ngày hôm nay
Đối với bọn trẻ con
sợ bọn trẻ con trêu "đùa như ngày trước, Trành vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng"
nhưng khi được chúng trêu là "Chông vợ hài" -> Tràng "bật cười", vui sướng trong lòng
Đối với người dân xóm ngụ cư
thấy bà con xóm ngụ cư đổ xô ra bàn tán, "Tràng thì tỏ ra thích chí và tự đắc
Đối với người đàn bà đi bên
Tràng xốn xang bao điều, ngượng ngập, lúng túng, định nói một vài câu tình tứ, tay nọ cứ xoa vào tay kia: bao tối tăm, ê chề đều quên hết, chỉ còn nghĩ tới cái tình nghĩa với người đàn bà đi bên " Có một cái gì đó mới lắm,..."
Tâm trạng của Tràng lộ rõ qua: "Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh"
khi đã về nhà
ngượng nghịu, bồn chồn, lo lắng
"Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ"
bắt đầu bồn chồn đến gắt gỏng khi mãi chưa thấy u về "Sao hôm nay bà lão muộn thế không biết!"
người con trai lớn khôn, trưởng thành và đang sống trong niềm vui sướng vô bờ bến nên rất muốn chia sẻ niềm vui ấy với người mẹ - người thân yêu nhất
thấy mẹ về, "Tràng reo lên như một đứa trẻ ...: - U đã về đấy!"
chờ đợi mẹ ngồi lên giường cho "chĩnh chiện" rồi cất lời thưa " Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!"
lời giới thiệu giản đơn nhưng đầy trân trọng
phân trần, giải thích với mẹ "Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả..."
khi được mẹ chấp thuận "thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi."
sáng hôm sau
Tràng dậy muộn, nhưng "Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra"
Đây không phải là giấc mơ trong truyện cổ tích... Tràng nhặt được vợ còn may mắn hơn chàng ngốc gặp tiên
hạnh phúc ngọt ngào khiến Tràng ngỡ như ở trong mơ
chợt nhận ra "xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ"
" Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng."
"Mấy chiếc quần áo rách....
"...."
"Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động."
"Bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng"
Tràng có niềm tin vào cuộc sống, niềm hi vọng hướng tới tương lai tươi sáng khi có CM
Hình ảnh "lá cờ đỏ" to lớn, bay phấp phới trong đầu óc Tràng
Thông điệp "Những người đói không nghĩ đến cái chết, chỉ nghí đến sự sống"
dự cảm về một ngày mai đổi đời
Hoàn cảnh, ngoại hình
Hoàn cảnh
dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề đẩy xe bò
sống với mẹ già (cha mất sớm, còn em gái Đục thì bị thất lạc trong nạn đói)
"dân ngụ cư"
dân đến từ vùng khác, không có ruộng đất - một tài sản khá quan trọng với người nông dân -
phải ở bìa làng, thường bị phân biệt đối xử
nhà cửa: "cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại"
Ngoại hình
xấu xí, thô kệch
tên gọi là tên một loại đồ vật dùng trong nghề mộc (phong tục ngày xưa - đặt tên dễ gọi dễ nuôi)
"lưng to như lưng gấu"
cái mặt: "hai con mắt nhỏ tý gà gà. Quai hàm bạnh ra."
tính cách
có phần khờ khạo
cũng khác thường, gàn dở: có tật vừa đi vừa lẩm bẩm một mình
Tràng 'nhặt được vợ' giữa những ngày đói:
Bối cảnh:
Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm chết chóc, tăm tối ảm đạm
người sống...
"dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma"
"đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ"
người chết
"như ngả rạ"
"Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường"
"Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người"
Cái bối cảnh mà tưởng chừng nuôi thân còn chả xong
Vậy mà Tràng còn lấy được vợ, vợ lại còn theo không
Kim Lân đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, đặt vào đó một mối duyên tình dở khóc dở cười - một mối tình diễn ra giữa sự hủy diệt của cái đói thê thảm
Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và Thị
Lần gặp 1
đẩy xe bò mệt Tràng chỉ hò một câu cho vui
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! / Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì"
chẳng có ý chòng ghẹo ai
hò để xua đi cái mệt mỏi
ai ngờ người đàn bà đói xông xáo đến đẩy xe thật
cảm thấy hạnh phúc "Tràng thích lắm" khi gặp được cái "cười tít mắt của thị"
bởi " Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế"
Lần gặp 2
Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh " Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đên'
sưng sỉa với hắn "Điêu! Người thế mà điêu!"
Lúc ấy Tràng vẫn chưa nhận ra người trước mặt là ai
"Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt"
thấy thị như vậy, Tràng động lòng thương
mời thị ăn, thị ăn "một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì"
hành động thể đạo lí 'thương người như thể thương thân'
cử chỉ hào hiệp không phải là giàu có về tiền bạc mà ở chính tình người
Tràng lại tầm phơ tầm phào " Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về"
nói đùa thế thôi chứ ai ngờ thị về thật
Lúc đầu: lo sợ
tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi
sau đó: "tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ!"
một từ "kệ" -> bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi
Chuyện Tràng nhặt được vợ xảy ra thật bất ngờ
Xưa nay, hôn nhân là việc đại sự
" Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Cả ba việc ấy thực là khó thay"
Trong tâm hồn Tràng, đó chỉ là câu chuyện "tầm phơ tầm phào" ở giữa đường, mà nên vợ nên chồng
"Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng.."
Tràng nghĩ đó là chuyện đùa
Chuyện xảy ra quá ngẫu nhiên
không khỏi ngạc nhiên
nghĩ lại thì chợt lo lắng "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng"
miêu tả cảnh bi hài ấy, Kim Lân không chỉ
đồng cảm, thương xót
không cần những lời đao to búa lớn cũng đủ kết án đanh thép bọn thực dân
còn muốn chứng tỏ: Càng gặp hoạn nạn, gặp lúc gieo neo, người lao động Việt Nam càng xích lại gần nhau , cưu mang, đùm bọc lẫn nhau..
"một miếng khi đói bằng một gói khi no", "lá lành đùm lá rách","lá rách ít đùm lá rách nhiều"