Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phân loại bài toán ở Tiểu học - Coggle Diagram
Phân loại bài toán ở Tiểu học
Dựa vào cách giải
Bài toán điển hình
Đặc điểm: là các bài toán có mẫu giải sẵn, chỉ cần
nhớ mẫu là giải được.
Ví dụ: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50km/giờ. Biết quãng đường AB dài 150km, tính thời gian đi của ô tô.
Bài toán không điển hình
Đặc điểm: là các bài toán mà cách giải không được
nêu thành mẫu trong chương trình
Ví dụ: Mẹ sinh con lớn năm 25 tuổi và sinh con nhỏ năm 30 tuổi. Hỏi khi tổng số tuổi của ba mẹ con bằng 53 thì tuổi mỗi người bằng bao nhiêu?
Phân loại theo số phép tính cần
thực hiện khi giải toán
Bài toán đơn
Đặc điểm: là bài toán chỉ cần một phép tính để giải
Ví dụ: Nhà Hà có 10 cây bưởi, nhà Lan có 6 cây bưởi. Hỏi nhà cả
hai bạn có tất cả bao nhiêu cây bưởi?
Bài toán hợp
Đặc điểm: là bài toán cần ít nhất hai phép tính để giải
Ví dụ: Nhà Hà có 10 cây bưởi, nhà Lan có nhiều hơn nhà Hà 6 cây bưởi. Hỏi nhà cả hai bạn có tất cả bao nhiêu cây bưởi?
Bài toán có lời văn
Đặc điểm: Bài toán dùng ngôn ngữ lời nói là chủ
yếu, các phép tính chưa ró ràng.
Cách thực hiện: Học sinh cần phải suy nghĩ xem bài toán phải làm phép tính gì, sau đó mới áp dụng quy tắc làm tính.
Ví dụ: Hiện nay, tuổi của bố gấp lần tuổi của con. Sau 20 năm nữa, tuổi của bố gấp lần tuổi của con. Hỏi hiện nay tuổi của bố và tuổi của con là bao nhiêu?
Bài toán áp dụng quy tắc
Đặc điểm: ngôn ngữ thuần túy: gồm số và chữ số;
các phép tính rõ ràng, tường minh
Cách thực hiện: học sinh áp dụng quy tắc rồi thực
hiện tính toán
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: 23 x (30 + 25)