Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
1.3 CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KINH ĐIỂN - Coggle Diagram
1.3 CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KINH ĐIỂN
1.3.1 Auguste Comte (Pháp, 1798-1857)
A. Comte chịu ảnh hưởng bởi
vật lý học.
Ông chia xã hội học thành hai bộ phận tương ứng với hai ngành vật lý:
2/ bộ môn
"Động thái xã hội"
nghiên cứu những vấn đề về biến chuyển và bất ổn định xã hội.
1/
"Tĩnh học xã hội"
- bộ môn này chú trọng nghiên cứu sự ổn định, trật tự xã hội và vấn đề tại sao xã hội liên kết được với nhau
Khái niệm thực chứng (positivism)
- có nghĩa là
áp dụng những phương pháp khoa học để tìm hiểu xã hội
và biến chuyển của nó.
Comte nhấn mạnh rằng xã hội học phải dựa trên
sự quan sát cẩn thận
, phải thường xuyên dựa vào
các phương pháp thống kê.
Một phương pháp khác được sử dụng bởi những nhà xã hội học thực nghiệm là
phương pháp đối chiếu.
Khi sử dụng phương pháp này các nhà xã hội học có thể
so sánh
cách thức theo đó các xã hội khác nhau được tổ chức như thế nào và có thể so sánh các xã hội sơ khai với các xã hội hiện đại.
1.3.2 Herbert Spencer (Anh, 1820-1903)
Một khuôn mặt điển hình khác của xã hội học vào thời kỳ đầu là H. Spencer, người đã dùng
lý thuyết tiến hoá
để giải thích biến chuyển xã hội.
Biến chuyển xã hội
đã xảy ra bởi vì
các thành viên trong xã hội phải thích ứng với các thay đổi trong môi trường họ đang sống
, có thể là những biến chuyển trong môi trường thiên nhiên hoặc trong môi trường xã hội như sự gia tăng dân số, hoặc do những phương pháp sản xuất thực phẩm tốt hơn đã được tạo ra.
Spencer đã vay mượn những ý tưởng của
C. Darwin,
do đó lý thuyết của ông còn được gọi là
lý thuyết Darwin xã hội (social darwinism).
1.3.3 Karl Marx (Đức, 1818-1883)
K. Marx tập trung nghiên cứu
vai trò của mâu thuẫn
trong biến chuyển xã hội.
Lý thuyết của ông về
biến chuyển xã hội
có tính chất xã hội học vì nó dựa trên
những xung đột giữa những giai cấp lớn trong xã hội,
không đề cập đến những biến cố riêng biệt nào hoặc những cá nhân lãnh tụ đặc biệt nào.
Lý thuyết của Marx luôn hữu ích đối với những nhà xã hội học khi
phân tích vai trò của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội.
Và ước mơ về bình đẳng, về công bằng xã hội luôn là suy nghĩ của những nhà xã hội học chân chính.
1.3.4 Max Weber (Đức, 1864-1920)
Weber nghiên cứu
những điều kiện hình thành nên những lối ứng xử kinh tế và chính trị
có tính cách
"duy lý" (rational)
xuất hiện trong xã hội.
Có lẽ không một nhà sáng lập xã hội học nào
chịu ảnh hưởng sâu đậm các lý thuyết mác-xít
về xung đột và biến chuyển xã hội như là Max Weber.
Weber sử dụng
các dữ kiện lịch sử
để trả lời cho vấn đề chính yếu ông đưa ra: với
những điều kiện nào các ứng xử chính trị và kinh tế có tính cách duy lý
đã xuất hiện trong các xã hội khác nhau.
Khi nói đến
ứng xử duy lý
Weber muốn ám chỉ các
hành động dựa trên sự tính toán, được đánh giá theo những tiêu chuẩn khách quan,
nghĩa là đối lập với các niềm tin, các giá trị dựa trên truyền thống...
Đối với Weber
sự bành trướng của tính duy lý này
trong ứng xử của các cá nhân trong đời sống hằng ngày là
nét đặc trưng của các xã hội hiện đại.
1.3.5 Émile Durkheim (Pháp, 1859-1917)
Nhưng có lẽ
nhà xã hội học có ảnh hưởng nhất
của thời kỳ đầu này là É. Durkheim.
Một trong những công trình nổi tiếng của ông là
Tự tử
công bố năm 1897
Một đóng góp khác của Durkheim là quan niệm của ông về
sự kiện xã hội (fait social).
Theo ông,
sự kiện xã hội là một sự kiện bên ngoài cá nhân, khách quan, có sức ép lên ứng xử của cá nhân và phải có tính thực nghiệm
(É. Durkheim, 1993).
Nhãn quan xã hội học của Durkeim nhấn mạnh việc nghiên cứu
các cơ cấu xã hội và sự vận hành
của chúng.
Cũng theo ông,
sự cố kết trong xã hội
là do
sự hội nhập (intégration)
của những cá nhân và do
sự tồn tại của một nền đạo đức
được xây dựng một cách hợp lý dựa trên những giá trị tập thể.