Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939, Nhóm: La Tuấn Khải …
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
I.Tình hình thế giới và trong nước
Tình hình thế giới
7/1935, Đại hội lần thứ 7- Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chông chủ nghĩa phát xít, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, tiến hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
Những năm 30 thế kỉ 20, phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
Tình hình trong nước
Kinh tế: Pháp tập trung đầu tư, khia thác thuộc địa.
Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa, trồng cao su, đay, gai, bông.
Công nghiệp: Đẩy mạnh khai mỏ.
Thương nghiệp: độc quyền buôn bán nhiều mặt hàng.
Xã hội: Đời sống nhân dân khó khăn --> Hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chính trị:
Pháp cử phái đoàn sang điều tra tạo nhiều thuận lợi cho cách mạng
Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động. (ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất)
II. Phong trào dân chủ 1936-1939
Chủ trương
7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) đề ra đường lối và giải pháp.
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là: chống đế quốc và phong kiến.
Nhiệm vụ trước mắt: Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Phương pháp: Kết hợp các hình thức công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp phát.
Chủ trương: Thành lập mặt trận phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt MTDCĐD).
Phong trào đấu tranh tiêu biểu
Phong trào Đông Dương Đại hội
1936, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản "dân nguyện" tới phái đoàn Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936).
Tháng 9/1936 Pháp giải tán ủy ban hành động.
KQ: Thức tỉnh quần chúng lao động, Pháp giải quyết một số yêu sách của nhân dân, Đảng tích lũy thêm kinh nghiệm
Phong trào Gô-đa: Năm 1937, lợi dụng sự kiện Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương,Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
1937-1939: Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra. Đắc biệt, ngày 1-5-1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia.
Ý nghĩa: Là phong trào có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quần chúng giác ngộ về chính trị, tham gia mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của CM.
Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Bài học của phong trào dân chủ 1936-1939:
Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh hợp pháp, công khai.
Đảng thấy được hạn chế trong công tác.
Nhóm: La Tuấn Khải Phạm Minh Hiếu
Nguyễn Đức Đạt
Kinh tế trong thời kì phục hồi nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc