Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
“Suối lũ”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối” => Qua hình ảnh tả thực về hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ lại càng thêm căm phẫn sự xâm chiếm của bọn thực dân Pháp.
“Trám… để già” => Gợi lên cảm giác đầy trống vắng, thêm nhớ quá khứ một thời sâu đậm.
“Hắt hiu… lòng son” => Phép đảo ngữ được sử dụng để thể hiện tình cảm của người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng, dù nghèo vật chất nhưng giàu tinh thần, luôn son sắt, thủy chung.
“Mái đình Hồng Thái”, “cây đa Tân Trào”: đây đều là những địa danh nổi tiếng trong lịch sử, nhắc nhớ một Việt Bắc hào hùng, oanh liệt.
Đại từ xưng hô “mình” được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần thể hiện sự thân thiết, gần gũi, gắn bó giữa kẻ ở và người đi. Mình ở đây như là một mà có lúc như là hai.