Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
1.1 TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC - Coggle Diagram
1.1 TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1.1.1 Khái lược về triết học
1.1.1.1 Nguồn gốc của triết học
Nguồn gốc nhận thức
. Triết học hình thành gắn với
trình độ nhận thức
mà ở đó con người của
năng lực khái quát trong nhận thức
của con người.
Nguồn gốc xã hội:
Triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã
đạt đến một trình độ tương đối cao
của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành,...
1.1.1.2 Khái niệm triết học
Triết học
là
hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới
và
vị trí con người trong thế giới đó
, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học hàm nghĩa:
phương pháp nhận thức thế giới
(sự thông thái) và
hướng dẫn hành động cải tạo thế giới phục vụ con người (tình yêu).
1.1.1.3 Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử
Đối tượng của triết học
là
thế giới vật chất và con người,
nó được nghiên cứu dưới dạng các qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.1.1.4 Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
Thế giới quan
là
toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới,
về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Ba loại hình cơ bản:
Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
Triết học
là
hạt nhân lý luận của thế giới quan
; triết học
giữ vai trò định hướng
cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử .
1.1.2 Vấn đề cơ bản của triết học
1.1.2.1 Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận)
trả lời câu hỏi:
trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận)
trả lời câu hỏi:
tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Các trường phái lớn:
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật; khả tri luận (thuyết có thể biết) và bất khả tri luận (không thể biết).
1.1.2.2 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy vật
là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm:
bản chất của thế giới là vật chất;
vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
Ba hình thức cơ bản:
(i) Chủ nghĩa duy vật chất phác; (ii) Chủ nghĩa duy vật siêu hình; (iii) Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy tâm
là trường phái triết học cho rằng:
bản chất của thế giới là tinh thần
; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất.
Có hai phái
:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
và
chủ nghĩa duy tâm chủ quan
1.1.2.3 Thuyết có thể biết (Thuyết Khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết Bất khả tri)
Thuyết khả tri:
Khẳng định
con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật;
những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp với chính sự vật.
Thuyết bất khả tri
:
Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng;
1.1.3 Biện chứng và siêu hình
1.1.3.1 Sự đối lập giữa biện chứng và siêu hình
Phương pháp siêu hình:
Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập
, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại,
nếu có sự biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Phương pháp biện chứng:
Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau,
ảnh hưởng nhau, ràng buộc lẫn nhau.
Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi,
nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
1.1.3.2 Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng tự phát thời cổ đại
Thời kỳ này, các nhà triết học nhận thức các mối liên hệ sự vận động và phát triển của thế giới
ở dạng chỉnh thể, nặng về trực quan
;
Phép biện chứng của họ mang nặng tính
ngây thơ, chất phát.
Phép biện chứng duy tâm.
Song theo họ biện chứng ở đây
bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần,
thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là
biện chứng duy tâm
Phép biện chứng duy vật.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã
gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý
trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về
mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.