Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 1: Kế toán HĐ Đầu tư tài chính, 029 - Nguyễn Thu Hằng - Coggle…
Chương 1: Kế toán HĐ Đầu tư tài chính
1. Hoạt động đầu tư TC
1.2. Mục đích
tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư sinh lợi hoặc chia sẻ lợi ích và rủi ro kinh doanh với các đơn vị khác.
1.3. Phân loại
Theo mức độ đầu tư
Đầu tư vào công ty liên kết
Đầu tư hợp tác kinh doanh đồng kiểm soát
Đầu tư vào công ty con
Đầu tư khác
Theo mục đích đầu tư
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Đầu tư nắm giữ chờ tăng giá
Theo thời hạn đầu tư
Đầu tư ngắn hạn
Đầu tư dài hạn
1.1. Khái niệm
là những hoạt động đầu tư về vốn vào các hoạt động ngoài các hoạt động kinh doanh thông thường trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Đầu tư chứng khoán
2.4. Tính giá chứng khoán
Việc quản lý và tính giá chứng khoán được thực hiện tương tự như các loại hàng tồn kho khác:
Khi mua: Tính theo giá gốc = Giá mua + CP thu mua
Khi xuất bán: Tính theo giá BQ liên hoàn (sau mỗi lần nhập)
Cả chứng khoán kinh doanh và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn khi hình thành đều được ghi sổ theo giá gốc.
2.5. TK sử dụng
TK 121
“ Chứng khoán kinh doanh”: TK này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh. TK 121 có 3 TK cấp 2: 1211, 1212, 1218.
TK 128
“Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”: TK này dùng để phản ánh tình hình hiện có, biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài chứng khoán kinh doanh). TK 1288 có 4 TK cấp 2: 1281, 1282, 1283, 1288.
2.3. Nguyên tắc kế toán
Chứng khoán kinh doanh
Khoản cổ tức được chia cho giai đoạn trước ngày đầu tư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư.....
Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi
Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc => Giá ghi sổ = Giá mua + các chi phí liên quan trực tiếp
Khi thanh lý, nhượng bán, giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lần mua)
Chứng khoán kinh doanh không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
ĐT nắm giữ đến ngày đáo hạn
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...
Nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi, phải đánh giá khả năng thu hồi và ghi nhận số tổn thất
Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác
Khi lập BCTC, phải đánh giá lại các khoản đầu tư ngắn hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ
2.6. Phương pháp kế toán
Định kỳ thu lãi
Nhận lãi bằng tiền: Nợ TK 111, 112,.../ Có TK 515
Dùng lãi tiếp tục mua CK: Nợ TK 121, 1282, 1288/ Có TK 515
Khi mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn nhận lãi trước:
Nợ TK 1282
Có TK 111,112,..: số tiền thực chi
Có TK 3387: phần lãi nhận trước
Nhận lãi trước ngày đầu tư, ghi giảm giá gốc khoản đầu tư
: Nợ TK 111, 112, 138 / Có TK 121, 1282, 1288
Khi mua chứng khoán:
Nợ TK 121, 128 / Có TK 111, 112, 331,...
Nhận lãi cuối kỳ
Định kỳ tính lãi
: Nợ TK 1388/ Có TK 515
Khi đáo hạn và nhận lãi cho cả kỳ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388 (lãi của các kỳ trước)
Có TK 515 (lãi kỳ đáo hạn)
Chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh:
Nợ TK 111, 112, 131
Nợ TK 635 (nếu lỗ)
Có TK 121, 1282, 1288 Giá trị ghi sổ của chứng khoán chuyển nhượng
Có TK 515 (nếu lãi)
Các chi phí bán chứng khoán (nếu có):
Nợ TK 635/ Có TK 111, 112, 331
Mua bán chứng khoán kinh doanh dưới hình thức hoán đổi:
Nợ TK 121, 1282, 1288 (Giá trị hợp lý của chứng khoán nhận về)
Nợ TK 635 (chênh lệch GT hợp lý của CK nhận về < GT ghi sổ của CK đem đổi)
Có TK 121, 1282, 1288 (Giá trị ghi sổ của chứng khoán đem trao đổi)
Có TK 515 (chênh lệch GT hlý của CK nhận về > GT ghi sổ của CK đem đổi)
Khi có bằng chứng đáng tin cậy về giảm giá chứng khoán kinh doanh, kế toán xác định tổn thất dự kiến và trích lập dự phòng:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
Thu hồi đầu tư chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 1282, 1288 Giá trị ghi sổ của chứng khoán
Có TK 515 (nếu lãi)
Khi bán cắt lỗ chứng khoán kinh doanh:
Nợ TK 111, 112, 131 – Số tiền thực thu được
Nợ TK 2291 – Dự phòng giảm giá CK kinh doanh (phần đã lập dự phòng – nếu có)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (phần tổn thất vượt dự phòng – nếu có)
Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh
2.2. Phân loại
Trái phiếu
Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác
Cổ phiếu
2.1. Khái niệm
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán chính là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, qua đó các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội được chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi cần vốn với giá cả nhất định tùy theo quan hệ cung cầu từng thời điểm.
3. Kế toán hoạt động đầu tư vào công ty khác
3.2. Kế toán đầu tư vào công ty LD, LK,...
Sơ đồ hạch toán
TK sử dụng
TK 222 “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết, tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh liên kết, các khoản lãi lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh liên kết.
TK 228 “Đầu tư tài chính khác”: Phản ánh hoạt dộng đầu tư khác. TK 228 có 2 TK cấp 2: TK 2281 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, TK 2288 – Đầu tư khác.
Điều kiện
Đầu tư vào công ty liên doanh
là đầu tư góp vốn cùng với các đối tác khác đề thành lập công ty mới có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Các bên liên doanh cử người tham gia điều hành công ty liên doanh, có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động (mà không phụ thuộc vào mức độ góp vốn), được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
Đầu tư vào công ty khác
là những khoản đầu tư nhỏ mức vốn góp dưới 20% nên doanh nghiệp – nhà đầu tư không có quyền kiểm soát cũng như không có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động của bên nhận đầu tư.
Đầu tư vào công ty liên kết:
khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thỏa thuận gì khác.
:warning:
Chú ý
Không phản ánh vào TK 2281 này các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào công ty liên doanh, công ty liên kết mà doanh nghiệp không có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát cũng như không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư.
Không phản ánh vào TK 2281 này các hoạt động đầu tư góp vốn liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân.
3.1. Kế toán đầu tư vào công ty con
Sơ đồ hạch toán
TK sử dụng
TK 221 “Đầu tư vào công ty con”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con.
Điều kiện
Nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu, có > 50% quyền biểu quyết và có quyền chi phối các chính sách tài chính và HĐ của đơn vị khác nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của DN đó.
Trường hợp nắm giữ ít hơn 50% vốn CSH tại công ty con thì phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho doanh nghiệp hơn 50% quyền biểu quyết.
DN có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận.
DN có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị và các thành viên tương đương;
DN có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.
4. Kế toán hoạt động đầu tư tài chính khác
Khái niệm
Là các khoản đầu tư vốn khác như mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý (đối với doanh nghiệp không chuyên về kinh doanh vàng bạc đá quý), tài sản quý hiếm, cho vay tiền lấy lãi, gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng.
Các NV chủ yếu
Cho vay tiền:
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
Gửi tiết kiệm:
Nợ TK 1121, 1122
Có TK 1111, 1121
Bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ thu hồi gốc và lãi (lỗ):
Nợ TK 1111, 1121 - VND (theo tỷ giá thanh toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Có TK 1112,1122 – Ngoại tệ (theo tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 – Doanh thu tài chính (nếu lãi)
Định kỳ, thu lãi vay, lãi gửi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 515
Mua vào vàng bạc đá quý (DN không chuyên về KD vàng bạc đá quý), ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122 (ngoại tệ)
Nợ TK 1113, 1123 (vàng bạc, đá quý)
Có TK 1111, 1121 (Việt nam đồng)
TK sử dụng
Kế toán sử dụng TK 515 và TK 635 để phản ánh kết quả đầu tư.
029 - Nguyễn Thu Hằng