Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các thành phần biệt lập - Coggle Diagram
Các thành phần biệt lập
Thành phần tính thái
Định nghĩa
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Tác dụng
Thành phần tình thái không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, sự vật của người nói và giúp câu văn thêm tính truyền cảm, diễn đạt, thu hút người đọc, người nghe.
Ví dụ
Chắc chắn, chắc là, chắc hẵn… chỉ độ tin cậy cao.
Ví dụ: Chắc chắn, tôi làm đúng bài tập này.
Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, có lẽ… chỉ độ tin cậy thấp.
Ví dụ: Dường như, tôi đã làm sai bài tập này.
Theo tôi, theo mình, theo anh ấy, theo chị ấy, theo ông ấy, theo thầy…
Ví dụ: Theo anh, anh thấy sự việc ấy như thế nào?
Nhé, nhỉ, à, á, ạ, a, hả, hử, đây, đấy… và các từ này thường nằm ở cuối câu.
Ví dụ: Ngày mai đi xem phim lúc 6 giờ nhỉ?
Cách nhận biết
Trong giao tiếp những yếu tố tình thái thể hiện độ tin cậy cao hay thấp của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
Thành phần cảm thán
Định nghĩa
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói như buồn, vui, giận, hờn…
Tác dụng
Thành phần gọi đáp không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
Để tạo lập, thiết lập một cuộc nói chuyện, trò chuyện mới.
Để duy trì cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian.
Cách nhận biết
Thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu.
Lời gọi, lời đáp thể hiện quan hệ của người tham gia giao tiếp.
Khi thành phần cảm thán tách ra bằng một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt thì nó là câu cảm thán.
Phần cấu trúc cú pháp của câu thường đứng sau thành phần cảm thán nói rõ nguyên nhân của cảm xúc.
Ví dụ
Trời ơi, sinh giặc làm chi. Để chồng tôi phải ra đi diệt thù.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Trời ơi, chỉ còn năm phút.
Thành phần gọi – đáp
Định nghĩa
Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Tác dụng
Thành phần gọi đáp không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu.
Để tạo lập, thiết lập một cuộc nói chuyện, trò chuyện mới.
Để duy trì cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian.
Cách nhận biết
Thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu.
Lời gọi, lời đáp thể hiện quan hệ của người tham gia giao tiếp.
Ví dụ
Thưa ông, cháu đã về nhà rồi ( quan hệ trên – dưới).
Ừ, 9 giờ sáng chúng mình đi chơi ( quan hệ ngang hàng).
Thành phần phụ chú
Định nghĩa
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Tác dụng
Nó giúp bổ sung, giải thích thêm nghĩa cho câu nói, lời nói trong giao tiếp. Nó giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn nghĩa mà người viết, người nói muốn truyền đạt.
Cách nhận biết
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa
Hai dấu gạch ngang.
Hai dấu phẩy.
Hai dấu ngoặc đơn.
Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy .
Nhiều khi thành phần phụ chú thường được đặt sau dấu 2 chấm.