Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các thành phần biệt lập - Coggle Diagram
Các thành phần biệt lập
Định nghĩa : Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu (cấu trúc cú pháp của câu gồm các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…), không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.
Thành phần tình phái
-
Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Vị trí thường linh hoạt, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.
Các từ thường thể hiện trong thành phần tình thái nhưng thể hiện sự tin cậy thấp của người nói đối với sự việc là các từ gồm: dường như, hình như, có vẻ như
Các từ tình thái thể hiện sự tin cậy cao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là…
Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều ( Trích tác phẩm Làng – Kim Lân)
-
Thành phần gọi đáp
-
-
Nó không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.
Nếu trong câu có các từ như này, dạ, thưa, ơi…Nhưng các từ này không có nghĩa diễn đạt nghĩa cho câu thì đó là thành phần gọi đáp.
Ví dụ: Này, bảo bác ấy cứ trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chút nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho phải hồn.
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn mấy húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. (Trích tác phẩm Tắt Đèn – Ngô Tất Tố)
Trong ví dụ trên thì 2 từ là thành phần gọi đáp là từ này và từ vâng. Câu đầu sử dụng từ này là vai vế người bà hàng xóm lo lắng cho người chồng của chị Dậu. Còn câu sau sử dụng từ vâng là thể hiện vai vế nhỏ hơn.
Thành phần cảm thán
-
-
Mục đích: Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói như vui, khóc, buồn, cười…Nó thường nằm ở vị trí đầu câu.
-
Thành phần phụ chú
-
Định nghĩa: Là thành phần biệt lập đã được thêm vào câu, để bổ sung cho một nét nội dung nào đó của câu. Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu, thành phần phụ chú thường đứng giữa hoặc cuối câu.
Mục đích: Nó dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
-
-
-