Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
DU LỊCH VÀ KINH TẾ - Coggle Diagram
DU LỊCH VÀ KINH TẾ
Vai trò của các ngành kinh tế đối với sự phát triển của du lịch
Vai trò của ngành kinh tế nông nghiệp đối với
sự phát triển du lịch
Sản phẩm của ngành nông nghiệp cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ du khách.
Các mô hình canh tác, chăn nuôi nông nghiệp cung cấp cho du khách các điểm tham quan du lịch nông nghiệp hấp dẫn.
Một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh sẽ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về cả số lượng và chất lượng. Nếu vì phục vụ du lịch mà nhập khẩu thực phẩm thì hoạt động đó sẽ nhanh chóng gặp phải những trở ngại khó có thể vượt qua.
Vai trò của ngành xây dựng đối với sự phát
triển du lịch
Những công trình như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, các công trình kiến trúc thuộc mọi lĩnh vực của đời sống được xây dựng kỳ công, tốn kém vừa là công cụ phục vụ nhu cầu du khách vừa là tài nguyên góp phần hấp dẫn khách đến và lưu khách lại lâu hơn.
Mặc dù du khách là những người rời khỏi nơi ở tiện nghi của mình tìm đến các miền hoang sơ, xa lạ, song họ vẫn đòi hỏi có điều kiện ăn nghỉ hoàn thiện, tiện nghi. Điều đó có nghĩa là nếu trình độ ngành xây dựng thấp kém sẽ không đáp ứngđược nhu cầu kỹ thuật do du lịch đặt ra.
Vai trò của các ngành công nghiệp nhẹ đối
với sự phát triển của du lịch
Đi đôi với nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Ngành du lịch không chỉ sử dụng một khối lượng lớn lương thực và thực phẩm ở dạng tươi sống mà còn ở dạng đồ ăn, thức uống qua chế biến của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như bánh, kẹo, đồ hộp, nước
Ngành công nghệ chế tác thủy tinh cung cấp cho ngành du lịch các dụng cụ dùng trong nhà hàng, khách sạn, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm,…
Công nghiệp dệt cung cấp các loại vải trang trí cho phòng khách, phòng ngủ, các loại khăn, trải bàn, chăn, dra, gối, trải giường, thảm,…
Công nghiệp chế biến đồ gỗ sản xuất các loại đồ gỗ cao cấp cho nhà hàng, khách sạn như bàn, ghế, tủ, giường, dụng cụ nhà bếp,…
Nhìn chung các sản phẩm cung cấp cho ngành du lịch phải có chất lượng cao, ngang tầm quốc tế nên đòi hỏi các ngành kinh tế phải có trình độ tiên tiến về công nghệ.
Vai trò của thông tin liên lạc đối với sự phát
triển du lịch
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng hoạt động du lịch. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Nó là điều kiện cần thiết đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sự đảm bảo các phương tiện thông tin hiện đại tại các điểm du lịch cũng là một trong các yêu cầu của du khách.
Các phương tiện truyền tin nhanh chóng sẽ giúp cho việc quảng bá du lịch một cách hữu hiệu. Thông tin hiện đại sẽ hỗ trợ ngành du lịch, đưa đến cho hàng triệu khách hàng tiềm năng khắp mọi nơi những thông tin cần thiết về một sản phẩm du lịch độc đáo, tạo nhu cầu du lịch và thúc đẩy họ đi đến quyết định mua sản phẩm của mình.
Những ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế
Tích cực
Các nhu cầu của khách du lịch góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần và tài nguyên thiên nhiên đất nước vào phát triển kinh tế.
Việc tiêu dùng dịch vụ và hàng hóa vật chất trong du lịch góp phần giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng; đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng nhanh vòng quay vốn trong hoạt động du lịch.
Đối với du lịch quốc tế, du lịch còn được gọi là
hình thức “xuất khẩu vô hình” và “xuất khẩu tại chỗ"
Du lịch là ngành thu hút nhiều lao động, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Du lịch là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần đánh thức các ngành sản xuất thủ công cổ truyền.
Du lịch góp phần tái phân chia thu nhập.
Du lịch cũng là một công cụ quảng cáo “không mất tiền” cho nước chủ nhà.
Du lịch còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường.
Tiêu cực
DL phát triển ồ ạt có thể làm cho vật giá gia tăng, đồng tiền mất giá. Làm bần cùng hóa người dân ở vùng du lịch.
DL cũng thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt, có thể gây ra các rối loạn kinh tế.
DL cũng có thể gây tổn hại đến sự phát triển các ngành kinh tế hoặc suy giảm các nguồn lợi kinh tế.
Để phát triển DL sẽ dẫn đến việt phát sinh chi xây dựng cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, hệ thống điện, nước,…
Tính thời vụ của hoạt động du lịch có thể gây ra các rối loạn cho nền kinh tế.