Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
12 câu tiếp (Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của người ở lại), -> khơi gợi…
12 câu tiếp (Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của người ở lại)
"Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai"
-
“mưa nguồn suối lũ”, “những mây cùng mù”: khung cảnh hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc
Cuộc sống gian khổ thiếu thốn: “miếng cơm chấm muối” – ăn không đủ no, mặc không đủ ấm
Cách nói “mối thù nặng vai”: hình tượng hóa, cụ thể hóa mối thù với quân giặc
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
-
Cấu trúc câu “để rụng…để già” -> cảm giác buồn bã, hiu quạnh, trống trải vì thiếu vắng bóng dáng người cán bộ
“Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
-
“Hắt hiu lau xám”: nỗi buồn trống vắng, hiu quạnh của núi rừng -> gợi nhớ những mái tranh nghèo của những con người áo chàm dân dã, bình dị
“đậm đà lòng son”: tấm lòng thủy chung hướng về cách mạng, luôn hi sinh, nhường cơm sẻ áo cho bộ đội, luôn cưu mang, che chở cho cách mạng.
“Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Liệt kê các sự kiện “khi kháng Nhật”, “thuở Việt Minh” + hình ảnh mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào
Khẳng định Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc
-
Tổng kết đoạn thơ
Hình thức đối xứng "mình đi” – “mình về" cảm xúc dâng trào mãnh liệt -> dòng kí ức cùng kỉ niệm ùa về trong tâm tưởng
-
Thể thơ lục bát, âm điệu nhịp nhàng, cân xứng giống như nhịp chao của võng đong đưa -> phù hợp với phong cách thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu
-
-> tâm trạng băn khoăn, trăn trở của người ở lại không biết người ra đi có còn nhớ hay không