Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. : - Coggle…
MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. :
MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ
Môi trường Kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng
GNP (Gross National Product): Chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước được tính bằng tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước)
GDP (Gross Domestic Product): Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm bi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. (GDP quốc gia/lãnh thổ chia cho dân số cùng một thời điểm)
Tỷ giá hối đoái - đóng vai trò chính: so sánh giá các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước.
Tình hình lạm phát: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
Mức độ đô thị hóa: Marketing ở đô thị hóa cao sẽ dễ dàng hơn so với đô thị hóa thấp. Đô thị hóa ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ sở hạ tầng: phương tiện thông tin, năng lượng và giao thông vận tải ở một quốc gia. Nghiên cứu marketing và các hoạt động xúc tiến hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượn cơ sở hạ tầng của một quốc gia.
Môi trường dân số
Quy mô thị trường - mối quan tâm đầu tiên
Khoảng 2/3 quốc gia trên thế giới có dân số 10 triệu trở xuống - thị trường tiềm năng hấp dẫn
Phân bố về lứa tuổi và phân bố về địa lý - khách hàng luôn có nhu cầu và sức mua khác nhau
Môi trường văn hóa:
(ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, giá trị thái độ, giáo dục, quan niệm về gia đình và xã hội.)
Văn hóa - Ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng. Mỗi thị trường nước ngoài sẽ có một nền văn hóa và hành vi khác nhau. Mỗi vùng văn hóa khác nhau sẽ phân khúc thị trường khác nhau và yêu cầu một phương pháp marketing riêng biệt.
Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp trong một nền văn hóa. Sự khác biệt ngôn ngữ ảnh hưởng đến nhiều quyết định trong marketing (nhãn hiệu, khẩu hiệu, thông điệp quảng cáo)
Tôn giáo là động cơ của hành vi và là cơ sở cho hầu hết các giá trị và thái độ của khách hàng. Nhà marketing quốc tế cần có kiến thức về truyền thống tôn giáo của quốc gia để hiểu được hành vi của người tiêu dùng.
Gia đình: vai trò gia đình và các thành viên trong gia đình cũng khác nhau. Chú ý đến vai trò từng cá nhân trong gia đình, sự tương tác giữa các thành viên và vai trò xã hội của họ
Tổ chức xã hội - thực hiện bởi các cá nhân và các nhóm trong một xã hội. Mỗi quốc gia đều cá một tổ chức xã hội thống thất mà nhà làm marketing phải nghiên cứu.
Môi trường Chính trị và Pháp luật
Chính trị
Những ảnh hưởng chính trị của quốc gia sở tại đối với công ty trên thị trường nước ngoài.
Sự ổn định chính trị của quốc gia - đặc biệt quan tâm: sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng về chính trị tạo nên rủi ro cho việc kinh doanh. Mối quan hệ giữa chính quyền trong nước và nước ngoài
Hàng tiêu dùng nhạy cảm về chính trị hơn là hàng công nghiệp. Thành phẩm nhạy cảm hơn so với nguyên vật liệu.
Pháp luật
Các quốc gia đều có những luật lệ hay quy định làm ảnh hưởng đến các chiến lược và hoạt động marketing.
Những điều cần phải lưu ý:
Mức độ kiểm soát của chính phủ về xuất nhập khẩu và các mặt có liên quan
Các điều ước mà quốc gia đã ký kết trên thế giới với các quốc gia khác hay với các tổ chức quốc tế.
Hàng rào thuế quan và phí thuế quan.
Môi trường cạnh tranh
Khi thâm nhập thị trường quốc gia cần nghiên cứu:
Hình thức cạnh tranh
Lực lượng cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính, mục tiêu của đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của đối thủ.
Chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
Trên cơ sở nghiên cứu môi trường cạnh tranh:
Hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược cạnh tranh - có thể là chiến lược của người dẫn đầu
Môi trường công nghệ
Áp dụng công nghệ mới giúp các công ty quốc tế tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Chi phí nghiên cứu, phát triển và khả năng sinh lời liên hệ chặt chẽ vói nhau. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn.
Người làm marketing phải nắm được những thay đổi của môi trường công nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người.
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Thị trường thế giới
KN: Là tập hợp các thị trường nước ngoài, mà ở đó bao gồm tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ
Thị trường một quốc gia gồm: thị trường người tiêu thụ nước ngoài, thị trường công nghiệp và thị trường chính phủ.
Thị trường người tiêu thụ nước ngoài: Khách hàng mua gì? Tại sao mua?....
Nhu cầu tiêu thụ ở các quốc gia luôn khác nhau do chịu ảnh hưởng: thu nhập, động lực mua, môi trường văn hóa xã hội,...
Thị trường công nghiệp nước ngoài: Mua cái gì? Tại sao mua? Ai thực hiện quyết định mua hàng?...
Thị trường công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố kinh tế hơn là văn hóa xã hội.
Thị trường chính phủ: ảnh hưởng bởi những yếu tố ưu tiên của chính phủ đối với các chương trình phát triển kinh tế quốc gia.
Nghiên cứu thị trường thế giới
KN: Là quá trình thu thập tài liệu và các thông tin thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở xây dựng các chiến lược marketing của các công ty quốc tế
Nghiên cứu thị trường là tác động đầu tiên trong quá trình ra quyết định marketing.
Trước khi quyết định thâm nhập một thị trường, tung ra sản phẩm mới,... đều phải thực hiện nghiên cứu thị trường trước.
Các bước cần nghiên cứu thị trường thế giới
1/ Xác định thị trường nước nào triển vọng nhất
3 bước để nhận diện thị trường tiềm năng cho việc xuất nhập khẩu:
Bước 1: Thu thập các báo cáo thống kê xuất khẩu xác định các thị trường xuất khẩu và các loại sản phẩm cho các thị trường đó.
Bước 2: Xác định từ 5 đến 10 thị trường tiềm năng nhất. Dựa trên quy mô và tốc độ phát triển của thị trường, xem xét biến động thị của các thị trường trong 5 năm vừa qua, các chu kỳ biến động và dự báo chu kỳ sắp tới của thị trường, đánh giá ảnh hưởng của biến động đó đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Bước 3: Chọn ra từ 3 đến 5 thị trường mục tiêu có tiềm năng và sản phẩm của công ty có khả năng xâm nhập cao nhất.
2/ Xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ.
3/ Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với yêu cầu từng thị trường.
4/ Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường
5/ Tìm sự vận động của thị trường, dự báo dung lượng thị trường, độ biến động giá cả, xử lý các nguồn thông tin, đề ra chiến lược marketing phù hợp.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING QUỐC TẾ
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Xác định các thông tin cần thu thập
Xác định nguồn thông tin và kỹ thuật thu thập
Thu thập thông tin
Phân tích thông tin
Báo cáo kết quả nghiên cứu
LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Gạn lọc sơ khởi
Xác định nhu cầu về sản phẩm hiện tại và tiềm năng, xem xét môi trường kinh tế, tài chính,.... của một quốc gia.
Trên cơ sở đó tiến hành gạn lọc sơ khởi tìm ra thị trường triển vọng nhất, loại bỏ những thị trường kém hứa hẹn.
Phỏng ước thị trường tiềm năng
Đánh giá cung và cầu của thị trường.
Lượng cầu hiện tại: D = P + M - X
Khi dự báo về M, P, X phải kết hợp xem xét, không xem xét riêng lẻ
Tuyển chọn thị trường mục tiêu
Khi đã tập hợp danh sách các thị trường, các công ty quốc tế sẽ tuyển chọn thị trường mục tiêu
Lựa chọn thị trường mục tiêu dựa trên các tiêu chí sức thu hút thị trường (quốc gia ) và sức mạnh cạnh tranh của công ty.