Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
5.1 & 5.2 NHÓM VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI - Coggle Diagram
5.1 & 5.2 NHÓM VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI
5.1 NHÓM XÃ HỘI
5.1.1 Khái niệm
Trong xã hội học, khái niệm
nhóm (group)
được sử dụng để chỉ đến
một tập hợp con người có những hành vi tương tác nhau
, trên cơ sở những kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của những người khác.
Nhóm là
một tập hợp của nhiều thành viên
nên mỗi nhóm đều
có cơ cấu xã hội riêng bao gồm một số vị trí và vai trò nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể.
5.1.2 Phân loại nhóm
Nhóm sơ cấp
có những đặc tính: có
qui mô nhỏ
, có những
quan hệ trực diện
với nhau, có sự cộng tác, có những
mục tiêu chung
và có tính cách thân mật, gắn với
tình cảm yêu thương
.
Gia đình, bạn bè, nhóm đồng nghiệp tại nơi làm việc, và có thể cả những nhóm thể thao, các nhóm nhỏ trong quân đội...
đều có thể liệt kê vào nhóm sơ cấp.
Trong nhóm sơ cấp ta có thể
biểu lộ tình cảm
mà không sợ các thành viên khác rút ra khỏi nhóm.
Nhóm thứ cấp
có thể bao gồm
nhiều người hơn, quan hệ trong nhóm ít liên quan đến nhân cách
.
Thường có
mục đích hạn chế
, các
mối quan hệ kéo dài trong một thời gian nhất định
, tương quan trong nhóm thường dựa trên một thoả ước chung
Những cá nhân cùng làm việc chung trong một văn phòng, thành viên của một tổ chức chính trị hay các tổ chức, các hiệp hội
đều là các đoàn thể thứ cấp.
Cấp độ trung gian giữa nhóm sơ cấp và các định chế lớn hơn
ở tầm mức quốc gia là các
cộng đồng (community)
.
Cộng đồng có tính lãnh thổ
bị quy định bởi
ranh giới địa lý, được hình thành trên tính lân cận, tính láng giềng
.
Cộng đồng không có tính cách lãnh thổ
là
hệ thống, là mạng lưới những hiệp hội được hình thành nhằm thực hiện một số mục tiêu chung
, như mạng lưới các hiệp hội theo nghề nghiệp.
5.1.3 Năng động nhóm
5.1.3.1 Cơ cấu xã hội của nhóm
Người thủ lĩnh
không chỉ là người
nắm bắt được các tâm tư và nguyện vọng của các thành viên
, mà còn là người
hiểu thấu đáo mục tiêu của nhóm và biết cách vận động các thành viên thực hiện mục tiêu.
Tính chất của sự lãnh đạo
trong nhóm cũng
ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động, ý thức kỷ luật và tâm lý của các thành viên trong nhóm.
Lãnh đạo độc đoán
thường
tự mình ra quyết định và yêu cầu những người dưới quyền phải tuân thủ tuyệt đối, chiếm ít tình cảm cá nhân từ thành viên trong nhóm
Lãnh đạo dân chủ
có
nhiều phẩm chất về mặt biểu cảm hơn
, do đó họ thường tìm cách làm cho mọi thành viên trong tập thể tham gia ra quyết định.
Có thể áp dụng quan điểm của mọi thành viên
trong các nhiệm vụ đòi hỏi việc phản ánh tiếng nói chung và trí tưởng tượng
Lãnh đạo để mặc
có khuynh hướng
tối thiểu hóa quan điểm và quyền lực của họ
, tạo điều kiện cho tập thể hoạt động ít nhiều.
Kém hiệu quả nhất
trong việc đề xướng mục tiêu tập thể.
Nghiên cứu về nhóm nhỏ cho thấy rằng có khuynh hướng phát triển hai loại thủ lĩnh:
Thủ lĩnh nhiệm vụ
(task leader) có chức năng
thực hiện các mục tiêu của nhóm
.
Mối quan hệ giữa thủ lĩnh nhiệm vụ với các thành viên có tính cách thứ cấp, anh ta/ chị ta
có thể ra lệnh, đưa ra các biện pháp kỷ luật nếu các thành viên không hoàn thành những nhiệm vụ được giao
Thủ lĩnh tình cảm (socioemotional leader)
có nhiệm vụ
tạo ra một bầu không khí tình cảm
tích cực trong nhóm. :
5.1.3.2 Nhóm qui chiếu và thái độ của cá nhân
Những người quy chiếu (relevantothers)
- là những
người mà ta kính trọng và bắt chước hành vi của họ.
Những
phương cách theo đó người ta ảnh hưởng đến thái độ và ứng xử của người khác
thường được mô tả dưới thuật ngữ
"nhóm quy chiếu" (reference group).
Nhóm quy chiếu
đa dạng hơn
và thường gắn với những nhóm có liên quan đến các vị thế trong xã hội (status group).
Nhóm quy chiếu có thể có
ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai hơn là ứng xử hiện nay của một người nào đó.
Năng động nhóm
là một bộ môn
nghiên cứu về sự vận hành nội tại của nhóm.
5.2 TỔ CHỨC XÃ HỘI
5.2.1 Khái niệm tổ chức chính thức
Tổ chức chính thức (formal organization)
được định nghĩa là những nhóm xã hội
có quy mô lớn, phức tạp
trong đó những hệ thống
quy tắc, chuẩn mực, vị trí và vai trò đều xác định rõ ràng
và thường được quy định thành văn.
5.2.2 Phân loại tổ chức chính thức theo A.Etzioni
A.Etzioni phân các tổ chức chính thức ra ba loại hình
Hiệp hội tự nguyện (volontary association)
là một tổ chức chính thức mà
các thành viên cùng đeo đuổi những lợi ích chung và đi đến những quyết định chung một cách dân chủ.
Các tổ chức tương trợ, các tổ chức của tôn giáo, các đảng phái chính trị... thường là những tổ chức tự nguyện.
Các tổ chức cưỡng bức
là các tổ chức
có mục đích trừng phạt
(nhà tù, trường trại cải tạo) hay
chữa trị
(bệnh viện tâm thần) cho các thành viên của mình bằng cách cô lập một thời gian nhằm buộc họ thay đổi thái độ và hành vi của mình.
Các tổ chức duy lợi (utilitarian organization)
là các tổ chức nhằm
đem lại các lợi ích vật chất cho các thành viên của mình.
Ví dụ: các cơ quan, công ty, xí nghiệp...
5.2.3 Tổ chức bàn giấy
Tổ chức mang tính thư lại hay quan liêu (bureaucracy)
là mô hình tổ chức
được thiết kế một cách duy lý, nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phức tạp.
Để tăng tính hiệu quả, theo M.Weber, tổ chức có tính thư lại có những đặc điểm sau:
Chuyên môn hoá:
Mỗi cá nhân làm những nhiệm vụ có tính chuyên môn cao.
Thứ bậc trên dưới của các chức vụ:
Cấp trên giám sát cấp dưới.
Quy định và luật lệ:
Mọi hoạt động và vận hành của tổ chức đều được quy định rõ ràng, có thể tiên đoán được.
Chuyên môn kỹ thuật:
Tuyển chọn và giám sát nhân viên dựa trên chuyên môn kỹ thuật chứ không dựa trên quan hệ thân thuộc, quen biết.
Quan hệ khách quan, không có tính riêng tư.
Thông tin chính thức và bằng văn bản.