Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Ôn Tập Lí Thuyết HK 1, Lllll - Coggle Diagram
Ôn Tập Lí Thuyết HK 1
Este- Lipit
Este no , đơn , hở : CnH2nO2 (n≥2).
Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit (đổi đuôi ic at )
Este là sản phẩm được tạo thành khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR’ của ancol.
Este đơn chức : RCOOR'
Tính Chất Vật Lý
Trạng thái: Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn (như mỡ động vật, sáp ong …).
Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.
Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.
Tính Chất Hóa Học
Thủy phân trong môi trường axit ( pứ 2 chiều ) tạo Axit và Nước
Thủy phân trong môi trường kiềm ( 1 chiều - pứ xà phòng hóa ) tạo Muối và Ancol
Phản ứng thủy phân đặc biệt
Este của ancol không bền khi thủy phân hoặc xà phòng hóa không thu được ancol: RCOOCH=CH2 + H2O → RCOOH + CH3CHO
Este của phenol phản ứng tạo ra hai muối và nước:RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O
Điều chế Este
Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxyl , có H2So4 làm chất xúc tác . ( phản ứng este hóa )
Tuy nhiên , 1 số este được điều chế bằng phương pháp riêng . Ví dụ như Vinyl axetat được điều chế bằng phương pháp phản ứng cộng hợp giữa axit axetic và axetilen .
Chất Béo
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo , gọi chung là triglixerit hay là tryaxylglixerol .
Công thức chung của chất béolà : (R-COO)3C3H5.
TCVL : Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong dầu hỏa, xăng…
TCHH
Thủy Phân trong môi trường axit ( pứ 2 chiều ) : Tạo axit béo + glixerol
Thủy Phân trong môi trường kiềm ( 1 chiều - pứ xà phòng hóa ) : tạo muối + glixerol
Đại cương về kim loại
điều chế kim loại
a. Điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Nguyên tắc của phương pháp nhiệt luyện: Là dùng các chất có tính khử, như: C, CO, H2 ,… hoặc dùng các kim loại có tính hoạt động như Al để khử các oxit kim loại khi ở nhiệt độ cao.
Đối tượng áp dụng: Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại trung bình, yếu và đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học, như: Zn, Fe, Sn, Pb,….
chú ý điều chế kim loại
Khi sử dụng các kim loại kiềm, kiềm thổ để làm chất khử thì điều kiện thực hiện là môi trường khí trơ hoặc là môi trường chân không.
Đối với các muối kim loại sunfua (=S) ví dụ: FeS2, PbS, ZnS,… thì phải đưa về oxit kim loại tương ứng sau đó mới điều chế được kim loại.
Phương pháp này thường được sử dụng trong công nghiệp.
hợp kim
Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...).
Hợp kim đơn giản: Hợp kim được tạo thành trên cơ sở kim loại, giữa hai kim loại với nhau (như latông: Cu và Zn); giữa kim loại với á kim (như thép, gang: Fe và C) song nguyên tố chính của hợp kim vẫn là kim loại
Hợp kim sắt, hay còn gọi là hợp kim đen: hợp kim với thành phần chủ yếu là sắt với các nguyên tố khác
Hợp kim màu, là hợp kim của các kim loại khác ngoài sắt. Trong số này có đồng thau, đồng điếu, hợp kim nhôm, vàng tây...
Hợp kim gốm, còn gọi là hợp kim bột: hợp kim của carbide wolfram kết hợp với coban (Co), có lúc thêm titan carbide
Hợp kim phức tạp: Hợp kim có nguyên tố chính là kim loại với hai hay nhiều nguyên tố khác.
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác động của môi trường như axit, muối, hóa chất vv. Hậu quả là kim loại bị oxi hóa thành các ion dương do các quá trình hóa học hoặc điện hóa.
n mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử; trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường (các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường) và không có xuất hiện dòng điện
điều kiện ăn mòn điện hóa
Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm
Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
dãy điện hóa k+,Na+,Mg+,Al3+,Zl2+,Fe2+,Ni2+,Sn2+,Pb2+,H+,Cu2+,Ag2+,Au3+.tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần
Tính chất riêng
NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY
Có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất : HG (-39°C)
Nhiệt độ nóng chảy cao nhất :W (3410°C
Tính cứng
mền nhất Cs
cứng nhất Cr
Khối lượng riêng
Nặng nhất : Os(22,3g/cm3)
Nhẹ nhất : Li (0,5g/cm3)
ý nghĩa :Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha (α): Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Tính chất vật lí chung
Tính dẫn điện
Tính dẫn nhiệt
Tính dẻo
Ánh kim
Nguyên nhân
NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI ( DẺO, DẪN ĐIỆN, DẪN NHIỆT, ÁNH KIM) CHỦ YẾU LÀ DO CÁC ELECTRON TỰ DO TRONG KIM LOẠI GÂY RA
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở : + Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. + Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA. + Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
Polime Và Vật Liệu Polime
Cấu Trúc
Có kích thước và phân tử khối lớn.
hiều mắt xích nối với nhau tạo thành mạch không phân nhánh, mạch nhánh và mạng không gian.
các mắt xích nối với nhau theo trật tự nhất định,có cấu tạo điều hòa
các mắt xích nối với nhau không theo trật tự nhất định thì polime có cấu tạo không điều hòa.
Vật Liệu polime
Tơ
Là những vật liệu polime hình thành sợi dài và mảnh với độ bền nhất định
Cao Su
Là vật liệu polime có tính đàn hồi
Chất Dẻo
Là những vật liệu polime có tính dẻo
.
Khái niệm
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
Phân loại
Theo cách tổng hợp
Theo cấu trúc
Theo nguồn gốc
Phương pháp điều chế
Trùng Ngưng
Trùng hợp
Ứng dụng
Nốp xe
Quần Áo
Tơ nilon
Len
Chương 3
Tính chất hóa học(amin)
Phản ứng thế
Tính Bazo
phân loại và danh pháp ( amin)
Theo gốc hiđrocacbon: -Amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2, -Amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2,
Theo bậc của amin (Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ):
Amin bậc một như C2H5NH2
Amin bậc hai như CH3-NH-CH3
Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc - chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.
KN(amin)
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin
Amin no,đơn chức mạch hở nên có công thức chung là:
CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N (n ≥ 1)
aminoaxit
Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc - chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.
ở trạng thái kết tinh aa tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
trong dạng dd chuyển 1 phần nhỏ thành dạng phân tử
Cacbohidrat
Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những HCHC tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.
Saccarozo
Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên
Chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong nước, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC, có nhiều trong mía, củ cải đường, đường thốt nốt (từ cụm hoa thốt nốt)
Tính chất hoá học
1. Phản ứng của ancol đa chức
Phản ứng với Cu(OH)2 2C12H22O11+ Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
2. Phản ứng thuỷ phân
C12H22O11+ H2O → C6H12O6+ C6H12O6
3. Phản ứng với sữa vôi Ca(OH)2 cho dung dịch trong suốt (canxi saccarat)
C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O→ C12H22O11.CaO.2H2O
Glucozo
TCHH
Tính chất của ancol đa chức (poliancol)
+Tác dụng với Cu(OH)2: dd glucozo hoà tan Cu(OH)2 ở to thường tạo dd phức có màu xanh
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
+Phản ứng tạo este
Khi Glucozơ tác dụng với anhidrit axetic có thể tạo ra este chứa 5 gốc axit: C6H7O(OCOCH3)5
Tính chất của nhóm anđehit
1.Tính khử:
+Oxi hóa Glucozơ bằng phức bạc amoniac (AgNO3 trong dung dịch NH3)
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3.
+Oxi hoá Glucozơ bằng Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH →
CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
+Glucozo làm mất màu dd nước brom:
CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O →
CH2OH[CHOH]4COOH + HBr
2. Tính oxi hoá
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 \overset{t^{\circ },Ni }{\rightarrow} CH2OH[CHOH]4CH2OH (Sobitol)
CTPT
C6H12O6
Lllll