Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC DẠNG KỂ CHUYỆN CÓ THỂ DẠY CHO TRẺ MẦM NON - Coggle Diagram
CÁC DẠNG KỂ CHUYỆN CÓ THỂ DẠY CHO TRẺ MẦM NON
DẠY TRẺ TỰ KỂ CHUYỆN
Dựa vào nguồn nội dung cũng như tính chất kể chuyện, ta có các dạng tự kể chuyện:
Kể miêu tả về đồ chơi, vật thật
Lứa tuổi: 3 - 6 tuổi
Lưu ý
Đối với trẻ nhỏ, ta cho trẻ kể về những đồ chơi và đồ vật đơn giản
Đối với trẻ lớn, ta tập cho trẻ kể về những đồ chơi, vật thật phức tạp hơn
Cần có giáo cụ trực quan là đồ chơi hoặc vật thật để trước mặt trẻ để trẻ tiện quan sát và kể
Kể theo trí nhớ về sự kiện trẻ đã trải qua
Lứa tuổi: Lớp Chồi (4 - 5 tuổi)
Lưu ý
Đề tài để trẻ kể chuyện chính là những gì mà trẻ đã trực tiếp tham dự hoặc đã trải qua: buổi tham quan, buổi sinh nhật,...
Bắt đầu khi trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định tương đối tốt
Thường xuyên tổ chức cho trẻ nói lại về những sự kiện đã trải qua giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển, tư duy logic hơn
Kể chuyện sáng tạo
Lưu ý:
Khi trẻ đã tích lũy đủ kinh nghiệm sống và vốn kiến thức về TGXQ
Khi kể chuyện ở trẻ phải có sự tưởng tượng tích cực, tư duy, ngôn ngữ và khả năng quan sát, chú ý có chủ định phát triển, có sự tham gia của các xúc cảm tích cực, trẻ phải tự nghĩ ra nội dung câu chuyện dựa trên những kinh nghiệm và vốn sống đã có
Thường xuyên cung cấp vốn sống và ấn tượng cảm xúc cho trẻ
Kể chuyện sáng tạo có các dạng sau
Kể chuyện theo tranh có chủ đề
Lứa tuổi
5 - 6 tuổi
4 - 5 tuổi
Chú ý
Đối với trẻ từ 4 - 5 tuổi ta nên chọn những bức tranh có nội dung đơn giản
Với trẻ nhóm lớn, chọn tranh có nội dung phức tạp hơn. Cần tạo điều kiện cho trẻ quan sát kĩ và hiểu rõ nội dung tranh
Chọn những bộ tranh có nội dung, có chủ đề, nhìn vào tranh, với sự trợ giúp của giáo viên, trẻ tự mình nghĩ ra câu chuyện phù hợp với nội dung tranh
Kể về đồ chơi, tranh theo chủ đề
Lứa tuổi: Dành cho trẻ 5 - 6 tuổi
Lưu ý
Dùng những bức tranh rời về các nhân vật và đồ dùng khác nhau, trẻ quan sát những tranh đó, liên kết chúng lại với nhau thành một câu chuyện
Giáo viên có thể thay đổi hình thức kể chuyện. Có thể yêu cầu một trẻ kể toàn bộ câu chuyện, có khi yêu cầu trẻ thảo luận và kể chuyện theo nhóm
Giáo viên có thể chọn nhiều món đồ chơi nhỏ khác nhau cho trẻ tập kể chuyện về những món đồ chơi đó
Kể tiếp chuyện
Lứa tuổi: Dành cho trẻ 5 - 6 tuổi
Lưu ý
Khi ở trẻ đã có một số kinh nghiệm sống tương đối phong phú, trí tưởng tượng phát triển tốt
Giáo viên nên chọn những truyện có nội dung ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ
Nội dung truyện nên có những điểm thắt nút logic. Trước khi kể chuyện, giáo viên cần giao nhiệm cụ thể cho trẻ để trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định
Ngoài việc chọn các tác phẩm văn học, giáo viên còn dùng hình thức dạy trẻ kể chuyện có yếu tố tưởng tượng
Kể theo chủ đề và dàn ý cho trước
Lứa tuổi: 5 - 6 tuổi
Lưu ý
Đây là dạng kể chuyện đặt ra cho trẻ nhiệm vụ khó nhất trong các nhiệm vụ
Giáo viên chỉ dạy trẻ kể chuyện dạng này khi ở trẻ đã có những kĩ năng tự kể chuyện tương đối tốt
Giáo viên giới thiệu trước với trẻ về chủ đề và dàn ý câu chuyện. Chủ đề và dàn ý gần gũi với cuộc sống của trẻ
Lứa tuổi: 5 tuổi
Để có thể tự kể chuyện, trẻ phải có vốn hiểu biết nhất định, ngôn ngữ phát triển tương đối tốt, tính tự chủ cao hơn
DẠY TRẺ KỂ LẠI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Lứa tuổi
4 - 5 tuổi
5 - 6 tuổi
3 - 4 tuổi
Lưu ý
Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm kết hợp với ngôn ngữ chính trẻ dựa trên sự cảm thụ tác phẩm để kể
Lời kể phải tự nhiên, thoải mái, dùng đúng cấu trúc ngữ pháp, thể hiện rõ giọng nói của ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại
Không yêu cầu trẻ kể thuộc lòng chi tiết nội dung tác phẩm, mà chỉ yêu cầu trẻ kể lại nội dung chính của tác phẩm