Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
6.1 LỆCH LẠC XÃ HỘI - Coggle Diagram
6.1 LỆCH LẠC XÃ HỘI
6.1.1 Khái niệm lệch lạc xã hội
6.1.1 Khái niệm lệch lạc xã hội
Lệch lạc xã hội (deviance)
là những hành vi, những ứng xử
vi phạm
các qui tắc, chuẩn mực của một xã hội hay của một tổ chức xã hội nhất định
Một định nghĩa mang tính
tương đối
vì một hành vi, một ứng xử nào đó có bị xem là lệch lạc hay không là
tùy thuộc vào góc nhìn và tùy vào nền văn hóa.
Hành vi, ứng xử nào đó là lệch lạc hay không lệch lạc còn phụ thuộc vào
thời điểm
nữa.
6.1.2 Phân loại về hành vi lệch lạc
Lệch lạc sơ cấp (primary deviance)
là tất cả những hành vi lệch lạc nói chung
chưa chịu sự chế tài
của xã hội và người thực hiện hành vi lệch lạc
chưa thay đổi cách nhìn về chính mình
.
Lệch lạc thứ cấp (secondary deviance)
là những hành vi lệch lạc
chịu sự phản ứng và chế tài
từ cộng đồng, xã hội và người thực hiện hành vi lệch lạc bị gán cho cái nhãn là kẻ lệch lạc và từ đó cũng khiến người đó
thay đổi cái nhìn về chính mình.
Ngoài ra còn có một phân loại khác đó là
lệch lạc ở cấp độ cá nhân, lệch lạc ở cấp độ nhóm và lệch lạc ở cấp độ định chế
Nghiên cứu sự lệch lạc
nhắm tới những người tự ý vi phạm những chuẩn mực của xã hội,
chứ không quan tâm đến những người có những đặc điểm khác thường về mặt thể lý hay tâm lý.
6.1.3 Các lý thuyết giải thích về lệch lạc xã hội
6.1.3.1 Những lối giải thích sinh vật học về lệch lạc xã hội
Vào thế kỷ 19, trường phái
tội phạm học Italia
thường nhấn mạnh đến
mối liên hệ giữa hành vi lệch lạc xã hội với những nét đặc trưng của cơ thể,
các kiểu loại cơ thể hay với sự bất bình thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể của cá nhân.
Nhà tội phạm học người
Italia Cesare Lombroso (1835-1909)
được xem là đại diện của lối giải thích này.
6.1.3.2 Các lối giải thích tâm lý học về lệch lạc xã hội
Sigmund Freud (1856-1939)
được xem là đại diện tiêu biểu cho lối giải thích tâm lý học về hành vi lệch lạc
Theo ông, bộ máy tâm thức của con người là sự kết hợp của ba thành tố:
Bản năng xung động (id)
thể hiện những
đòi hỏi bản năng cơ bản của con người,
nó hiện diện trong vô thức và luôn đòi hỏi được thỏa mãn ngay;
Siêu ngã (superego)
là sự hiện hữu của văn hóa, những chuẩn mực đạo đức, những giá trị,
những đòi hỏi của nền luân lý đã được nội tâm hóa nơi cá nhân
;
Cái tôi (ego)
– hay là bản ngã – tiêu biểu cho
ý thức của con người,
nó chính là khả năng nhận thức ra những giới hạn của chúng ta.
Nếu cả ba thành tố trên kết hợp một cách hài hòa thì cá nhân có một nhân cách bình thường
Lối tiếp cận này chỉ giải thích hành vi lệch lạc trên
bình diện cá nhân.
6.1.3.3 Các lối giải thích xã hội học về lệch lạc xã hội
Nhà xã hội học
É.Durkheim
, theo ông hành vi lệch lạc cũng có tác dụng
giúp khẳng định các giá trị, các chuẩn mực của nền văn hóa.
Phản ứng của xã hội đối với những hành vi lệch lạc càng
làm rõ hơn phạm vi của chuẩn mực được xã hội chấp nhận
, càng củng cố tính cố kết xã hội của một nhóm hay của xã hội nói chung.
Hành vi lệch lạc còn có thể
đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội thông qua việc khuyến khích sự thay đổi, đưa ra những giải pháp thay thế
cho những giá trị, những chuẩn mực, những ứng xử đang tồn tại trong xã hội.
Theo nhà xã hội học Mỹ
Robert Merton
, lệch lạc xã hội
nảy sinh từ cấu trúc xã hội chứ không phải từ cá nhân
.
Ông cho rằng, qua quá trình xã hội hóa, con người đã nhập tâm được đâu là những mục tiêu (goals) đã được xã hội thừa nhận mà con người cần phải phấn đấu đạt được và đâu là những phương tiện (means) hợp thức được xã hội cho phép con người sử dụng để đạt được những mục tiêu đó
Theo Merton, khi đứng trước cấu trúc xã hội, có thể có những loại người sau:
Loại người
“tuân thủ” (conformist)
là những người
theo đuổi những mục tiêu được xã hội đề cao
Loại người thứ hai là những người
“canh tân” (innovator)
là những người
theo đuổi những mục tiêu được đề cao bằng những phương tiện không truyền thống
Loại người thứ ba là loại người
“rút khỏi xã hội” (retreat)
tức là những người
phủ nhận cả các mục tiêu lẫn các phương tiện hợp thức trong xã hội.
Loại thứ tư là những người
“nghi thức chủ nghĩa” (ritualist)
, là những người
từ chối theo đuổi các mục tiêu nhưng vẫn bị ràng buộc bởi các thiết chế xã hội.
Loại cuối cùng là những người
“nổi loạn” (rebel)
, tức những người
chối bỏ mục tiêu lẫn phương tiện hiện hữu và thiết lập những mục tiêu và phương tiện mới.
Theo
Edwin Sutherland
, hành vi lệch lạc là hành vi cá nhân học được
thông qua quá trình tương tác với người khác,
đặc biệt là nơi các nhóm thân mật.
Còn với
Howard Becker,
hành vi lệch lạc tự nó có thể là
“trung tính”,
nhưng trong quá trình tương tác, con người gán cho hành vi đó nhãn hiệu (label) lệch lạc.
6.2 Kiểm soát xã hội
6.2.1 Khái niệm kiểm soát xã hội
Những
phương thức mà một xã hội ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những người lệch lạc
thường được gọi là
sự kiểm soát xã hội (social control).
Có những
chế tài tích cực
(tưởng thưởng cho những người tuân thủ các quy tắc đề ra)
Có những
chế tài tiêu cực
(trừng phạt do vi phạm các chuẩn mực).
6.2.2 Phân loại và đặc điểm
Khi nói về kiểm soát xã hội thì có thể phân ra thành hai loại hình:
Kiểm soát xã hội
không chính thức
tồn tại trong các
nhóm sơ cấp
Những hình thức của loại hình kiểm soát xã hội không chính thức đối với cá nhân được thể hiện qua
các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, lời giễu cợt, chê bai, khinh bỉ hoặc tẩy chay.
Kiểm soát xã hội
chính thức
được thực hiện trong
các tổ chức, thiết chế chính thức
Một trong những
thiết chế nổi bật nhất
của sự kiểm soát xã hội trong xã hội hiện đại là
nhà tù.