Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT - Coggle…
BÀI 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Khí quyển
Gồm các chất khí: Nitơ 78%, Oxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%.
Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.
Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất.
Các khối khí
Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:
Khối khí ôn đới
Tính chất: lạnh
Kí hiệu: P
Kí hiệu hải dương (ẩm): Pm
Kí hiệu lục địa (khô): Pc
Khối khí chí tuyến
Tính chất: rất nóng
Kí hiệu: T
Kí hiệu hải dương (ẩm): Tm
Kí hiệu lục địa (khô): Tc
Khối khí cực
Tính chất: rất lạnh
Kí hiệu: A
Kí hiệu hải dương (ẩm): Am
Kí hiệu lục địa (khô): Ac
Khối khí xích đạo
Tính chất: nóng ẩm
Kí hiệu: E
Kí hiệu phân loại: Em
Đặc điểm: các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
Nguyên nhân hình thành: Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
Frông
Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về hướng gió và nhiệt độ
Mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản:
Frông địa cực (FA): mặt ngăn cách giữa kk cực và ôn đời.
Frông ôn đới (FP): mặt ngăn cách giữa kk ôn đới và chí tuyến.
Ở khu vực xích đạo là khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau, tạo thành một dãy hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai nửa cầu được ký hiệu là FIT.
Nơi frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua sẽ có sự biến đổi thời tiết đột ngột mưa nhiều.
Cấu trúc khí quyển (đọc thêm SGK)
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Bức xạ và nhiệt độ không khí
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho Trái Đất là bức xạ mặt trời.
Nhiệt lượng Mặt trời mang đến bề mặt Trái đất không giống nhau mà phụ thuộc vào góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời. Góc chiếu của tia bức xạ càng lớn thì lượng nhiệt thu được lượng nhiệt lớn và ngược lại.
Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất
a/ Phân bố theo vĩ độ địa lý: Từ xích đạo về cực
b/ Phân bố theo lục địa, đại dương:
c/ Phân bố theo địa hình: