Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM - Coggle Diagram
VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM
Khái niệm
Là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác
Mô tả chính xác thế giới, triển lãm cuộc sống trong trạng thái trung thực của nó
Những quy tắc cần tuân thủ
Xây dựng những hình tượng điển hình và điển hình hóa các sự kiện của cuộc sống
Thừa nhận mối quan hệ hữu cơ giữa tính cách và hoàn cảnh, con người và môi trường sống
Coi trọng chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao
Thời điểm ra đời
Nhiều tranh cãi xoay quanh thời điểm ra đời
Những năm 40 của TK XIX trở đi: chủ nghĩa hiện thực bước sang giai đoạn phát triển hoàn chỉnh và rực rỡ, mang cảm hứng phân tích mới về hiện thực - chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Những năm 30 của TK XX: Nguyễn Công Hoan bắt đầu đi theo khuynh hướng lấy hiện thực cuộc sống làm nội dung tác phẩm
Những năm 1930 đến trước 1945: khuynh hương văn học hiện thực phát triển râm rộ. (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,...)
Đặc trưng điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực
Điển hình hóa là đặc trưng cơ bản để phân biệt chủ nghĩa hiện thực phê phán với chủ nghĩa lãng mạn
Tính khái quát, tính chung của điển hình nhân vật (Lấy ở mỗi người một nét)
Tính riêng, cá thể hóa cao độ, khiến nhân vật vừa quen vừa lạ.
Giai đoạn 1930-1945
Bối cảnh lịch sử
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933
Thực dân Pháp ra sức vơ vét, bóc lột để bù đắp thiệt hại
Giai cấp tư sản mâu thuẫn với đế quốc phong kiến
Địa vị kinh tế non yếu khiến tư sản dân tộc mất hết khả năng chiến đấu
Tháng 9/1939 chiến tranh TGT2 bùng nổ
Mặt trận dân chủ tan vỡ, bọn thống trị ở Đông Dương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta vừa giành được, Đảng phải rút vào bí mật
Phong trào cách mạng lên cao, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang
8/1945: Cách mạng Việt Nam thắng lợi, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Chặng đường phát triển
Từ 1930 - 1935
Thể hiện tinh thần phê phán tính chất bất công, vô nhân đạo của xã hội đương thời, bộc lộ sự cảm thông với những nạn nhân của xã hội đó
Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng
Từ 1936 - 1939
Những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết xuất sắc đều tập trung phê phán tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chinh sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thông trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc
Từ 1940 - 1945
Cảm hứng phê phán vẫn là chủ đạo
Nam Cao thể hiện những nét đặc sắc mới: phân tích lí giải những hiện tượng, vấn đề của hiện thực. Xu hướng phân tích XH qua phân tích tâm lý nhân vật.
Đạt được những thành tựu xuất sắc
Thành tựu nổi bật
Về nội dung
Thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống người lao động
Các tác phẩm là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận cao cho người đọc
Bốc trần, phanh phui bộ mặt thật của xã hội (xu hướng "Âu hóa", số phận bj bóc lột của người nông dân,...)
Về nghệ thuật
Tạo dựng chân dung nhân vật có tầm khái quát cao, chân thực và sinh thật, vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo, đó là nhân vật điển hình
Phân tích tâm lí nhân vật có chiều sâu
Nam Cao là nhà văn đạt tới thành công nhất ở nét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: nhân vật có chiều sâu tâm trạng, có dòng tâm lí, có đối thoại nội tâm.
Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng trào phúng (Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,...)
Cảm hứng bi kịch (Ngô Tất Tố, Nguyễn Hồng, Nam Cao,...)