Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?(trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường,…
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?(trích)
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Giới Thiệu Chung
Tác Giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Quảng Trị.
Ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Ông là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí.
Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986),...
Tác Phẩm
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế ngày 4 – 1 –1981 và được in trong tập
sách cùng tên.
Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.
Nội Dung
1/ Vẻ đẹp phong phú, nhiều mặt của con sông
1.1.Vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương vùng thượng nguồn :
a. “Một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi.
=>Sử dụng động từ, tính từ mạnh diễn tả vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn mang sức sống mãnh liệt, hoang dại đầy cá tính. Hình ảnh mang đến sức gợi hình liên tưởng cao, khiến người đọc cảm nhận được rằng sông Hương như một thực thể tràn đầy sức sống, mạnh mẽ, cá tính.
b.Dáng vẻ của một người con gái Di-gan
=>“ bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” làm nổi bật lên cái dáng vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông, đầy bản lĩnh nhưng vẫn dịu dàng xinh đẹp
=> Sông Hương mang vẻ đẹp của người con gái mạnh mẽ mà dịu dàng ,vừa có bản lĩnh , vừa có trí tuệ và vừa có nhan sắc . Đây là vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong tâm hồn tự do , trong sáng ẩn chứa những sự vất vả mà sông Hương đã trải qua mà không ai có thể hiểu được . Bởi vì như những người phụ nữ đầy bản lĩnh , mạnh mẽ và trí tuệ sông Hương không muốn bộc lộ ra những nỗi vất vả , gian truân mà nó đã vượt qua .
C. Người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở
=> Các từ đi theo cặp, có sự hòa thanh kết hợp với thủ pháp so sánh nhân hóa khiến sông Hương giống như là cô gái đẹp cá tính luôn căng tràn sức sống lại giống như là mẹ hiền nuôi dưỡng sự sống.
1.2. Vẻ đẹp thiên nhiên sông hương khi về đồng bằng và ngoại vi thành phố
Vẻ đẹp thanh xuân
Cái nhìn tinh tế lãng mạn
Vẻ đẹp mơ màng
Gợi không khí cổ tích, huyền ảo, tươi đẹp vừa kiến ta hình dung được dòng chảy lửng lờ vừa hiện lên trước mắt không gian mờ ảo bản làn khói sương
Vẻ đẹp vui tươi
Tìm được chính mình sông hương vui tươi hẳn lên và đặc biệc chậm rãi , êm dịu, mềm mại
=> Sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế thật hùng vĩ, rộng lớn, bao la, quanh co, uốn khúc nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa làm nổi bật một sông Hương đẹp bới phối canh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hòa
Vẻ đẹp trầm mặc
1.3. Vẻ đẹp Sông Hương chảy qua thành phố Huế (trong lòng thành phố).
Khi về gặp thành phố Huế sông Hương vui tươi hẳn lên, tiếp tục uốn mình mềm mại
=> Phải dành tình cảm đặc biệt lắm cho dòng sông thì tác giả mới có những rung động tinh tế và những mô tả đặc sắc thú vị đến thế.
So sánh Sông Hương với các con sông khác
=> Sông Hương chảy qua thành phố đẹp trữ tình, thơ mộng, cổ kính, gần gũi, giản dị, sinh động, có tâm hồn và gắn bó với bản sắc văn hóa Huế.
Sông Hương cảm nhận ở góc độ thiên nhiên, văn hóa, âm nhạc, hội họa, trữ tình
1.4. Vẻ đẹp văn hóa,lịch sử, thơ ca-Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử,thơ ca
Sông Hương trong mối qua hệ với lịch sử
Sông Hương hòa mình vào cuộc đấu tranh của nhân dân Huế, gắn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc với những chiến công oanh liệt. Sông Hương trở thành biểu tượng về lòng tự hào của người dân thành phố Huế và của cả dân tộc Việt Nam.
=> Sông Hương mang vẻ đẹp của một cô gái Huế dịu dàng – kín đáo – thơ mộng – duyên dáng – hoang dại. Sông Hương mang một vẻ đẹp về văn hóa và niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Sông hương trong quan hệ với văn hóa, thơ ca
=> Bằng vốn kiến văn phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lay động linh hồn của con sông mà tên gọi của nó đã đi vào văn chương nghệ thuật mà theo tác giả “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Sông Hương là niềm cảm hứng và biểu tượng cho thơ ca
Tổng Kết
Nghệ thuật
HPNT đã sáng tạo nên những trang văn đẹp tạo bởi kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và giàu hình ảnh
Biện pháp ẩn dụ,nhân hóa,so sánh,… được tác giả gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị.
Ông kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông.
Ý nghĩa văn bản
Bài bút kí thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ t/y tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đ/v dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương
2/ Nhân vật “tôi”
Một cái tôi uyên bác
=> Đặc trưng lối viết kí HPNT: phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hóa, LS và giàu chất trữ tình lãng mạn.
Một cái tôi tài hoa
Một cái tôi đầy nhân cách
SDTD=ADTCDD
TÔ HUỲNH TUYẾT NHI