Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ NỘI DUNG :explode: - Coggle Diagram
PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ NỘI DUNG :explode:
Có ý kiến cho rằng: “Thế hệ trẻ ngày nay chỉ biết sống hưởng thụ, đua đòi, ỷ lại, lười biếng vào gia đình và xã hội; họ chưa hiểu ý nghĩa thật sự của giá trị sống là như thế nào”.
Giải thích.
“Lười biếng”: Là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… đây gần như là 1 “căn bệnh“.
Lười biếng là có thể được coi là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành "căn bệnh" nan y rất khó chữa. Chính vì thế mà đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc và trong quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.
Bình luận:
Nguyên nhân của sự lười biếng:
Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chân”.
Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò).
Biểu hiện của sự lười biếng:
Ngại khó, ngại khổ trước mỗi công việc cụ thể, có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình.
Lười biếng trong công việc.: Công việc nhà; Công việc công ty, tổ chức…
Lười biếng trong học tập: Không chịu tự học; Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu, khi làm bài kiểm tra...
Tác hại của sự lười biếng:
Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống.
Không mang đến sự thành công trong công việc/cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản.
Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời giờ.
Bình luận phản đề:
Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích.
Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại.
Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân:
Lười biếng có thể cũng chính là bản chất nhưng trong sổ một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà đó là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì chắn chắn bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng ngay, không có quyết tâm đề thực hiện công việc đến cùng. Gắn với căn bệnh lười biếng chính là sự thiếu kiên trì, thiếu kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
Bài học: lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta.
Nhận thức: không nên lười biếng.