Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỆ SINH THÁI - ECOLOGY SYSTEM - Coggle Diagram
HỆ SINH THÁI - ECOLOGY SYSTEM
2 HỆ
NHÂN TẠO
TỰ NHIÊN
Các hệ sinh thái trên cạn:
Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
Các hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.
Các hệ sinh thái dưới nước:
Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ), điển hình ở vùng ven biển là các vùng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi
Các hệ sinh thái nước ngọt được chia ra thành các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ...) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).
Ví dụ: Hệ sinh thái rạn san hô
NĂNG SUẤT SINH HỌC
NSST trên cạn trong vùng khí hậu nóng, ẩm thường có NSSH cao hơn so với NSSH của các vùng khô hạnh.
Mức độ sản sinh ra chất sống của toàn bộ hay một phần của HST làm tăng khối lượng sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định và trên một đơn vị diện tích của HST.
NSSH của các HST trên cạn thường cao hơn HST vùng khơi, HST ven bờ cao hơn HST vùng khơi
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HST
Trao đổi vật chất và chyển hóa năng lượng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
CHUỖI THỨC ĂN
Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi.
Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng các SV phân giải chất hữu cơ
LƯỚI THỨC ĂN
Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
Dòng năng lượng trong HST và hiệu suất chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng (hiệu suất sinh thái)
Ba quá trình vận động:
Quá trình tổng hợp các chất ở SVSX
Quá trình trao đổi vật chất qua chu trình dinh dưỡng và tích tụ chất sống trong cơ thể của SV dị dưỡng
Quá trình phân giải CHC trong HST
Năng suất sản sinh và tích lũy chất sống của HST (năng lượng sinh học)
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).
các sinh vật trong quần xã luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
CẤU TRÚC ỔN ĐỊNH
trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng
Quá trình tự điều chỉnh của hệ sinh thái được gọi là quá trình “nội cân bằng”
Quá trình “đồng hóa”
do các SV tự dưỡng trong HST thực hiện.
Quá trình “dị hóa” do các SV phân giải thực hiện.
Thành phần vô sinh:
Các chất vô cơ: nước, CO2 , O2, nitơ, phốtpho...
Các chất hữu cơ: protein, gluxit, vitamin, hoocmôn...
Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp...
Thành phần hữu sinh:
Sinh vật sản xuất: đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.
Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài động vật ăn thực vật, sau là những loài động vật ăn thịt.
Sinh vật phân hủy: nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu
THÁP SINH THÁI
SINH KHỐI
xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng
NĂNG LƯỢNG
xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
dinh dưỡng càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát
chuyển lên bậc dinh dưỡng cao khoảng 10%.
Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
SỐ LƯỢNG
xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
SẢN LƯỢNG SINH VẬT
SƠ CẤP
Lượng chất sống do SVSX tạo ra qua quá trình quang hợp, trong một khoảng thời gian nhất định và trên một đơn vị diện tích của HST.
Toàn bộ năng lượng mặt trời chiếu xuống một phần lớn không được sử dụng hoặc do chuyển thành nhiệt phát tán vào khí quyển hoặc phản chiếu dưới dạng ánh sáng.
Một phần nhỏ năng lượng được SVSX hấp thụ, qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ.
Sản lượng SV sơ cấp bao gồm sản lượng sơ cấp thô (sản lượng sơ cấp toàn phần) và sản lượng sơ cấp tinh
SẢN LƯỢNG SƠ CẤP THÔ
Toàn bộ chất sống tạo ra qua quang hợp của SV.
Tuy nhiên, trong quá trình sống các SVSX tiêu hao một lượng chất sống qua hô hấp, rơi rụng là cành …(ký hiệu R).
Phần còn lại của sản lượng sơ cấp thô của SVSX sau khi trừ đi lượng chất sống bị tiêu hao qua hô hấ, rơi rụng lá, cành, v.v.. là sản lượng sơ cấp tinh (ký hiệu là PN).
PN = PG – R
THỨ CẤP
Lượng chất sống tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng của SVTT, trong một khoảng thời gian nhất định và trên một đơn vị diện tích của HST.
Sản lượng SV thứ cấp là khối lượng (hay năng lượng) chất sống tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng (sau khi trừ đi phần hô hấp, thải bả, sự tiêu phí thức ăn, v.v..) trong HST
Ở bậc dinh dưỡng, sản lượng sinh vật thứ cấp (PS) = sản lượng sinh vật được động vật ăn (A) – sản lượng sinh vật tiêu hao cho hô hấp, bài tiết, thải bã, rơi rụng, v.v.. (R)
Hay: PS = A – R
Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn, năng suất thứ cấp càng nhỏ dần.