Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
2.3 LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG - Coggle Diagram
2.3 LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
2.3.1 Các nguyên tắc lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
Một là,
thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.
Hai là,
thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.
Coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể.
Ba là,
khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
Bốn là, coi
thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức
, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Về bản chất, n
hận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
2.3.2 Nguồn gốc, bản chất của nhận thức.
Thứ nhất,
bản chất của nhận thức
là
sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người
, nhưng đây không phải là sự phản ánh bất kỳ, mà là sự phản ánh
chủ động, tích cực, sáng tạo
Thứ hai,
nhận thức
là
một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.
Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa
nhận thức kinh nghiệm
và
nhận thức lý luận; nhận thức thông thườn
g và
nhận thức khoa học.
Thứ ba,
nhận thức
là
quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức
trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
Khách thể
của nhận thức
trước hết là khách thể của thực tiễn, tức là
những sự vật hiện tượng đã và đang tham gia vào hoạt động cải tạo của chủ thể.
Đối tượng nhận thức
là một khía cạnh, một phương diện,
một mặt nào đó của hiện thực khách quan mà chủ thể nhận thức tập trung vào nghiên cứu
, tìm hiểu.
Như vậy,
khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận thức.
Thứ tư,
sự phản ánh của nhận thức không phải theo đường thẳng tắp,
mà là quá trình đi từ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, từ bản chất “cấp một” đến bản chất “cấp hai”
2.3.3 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Phạm trù thực tiễn.
Thực tiễn
là toàn bộ
hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
Hoạt động sản xuất vật chất:
Là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn.
Hoạt động chính trị xã hội:
là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằn cải biến những quan hệ chính trị xã hội.
Hoạt động khoa học:
là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là
cơ sở và mục đích
của nhận thức
Thực tiễn là
động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển
của nhận thức.
Thực tiễn là
tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý
trong quá trình phát triển nhận thức
Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu lý luận phải
liên hệ với thực tiễn
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải
luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn
Quan điểm này
yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn với lý luận
phải là
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận.
2.3.4 Các giai đoạn của quá trình nhận thức.
V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau:
"
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”
Trực quan sinh động (Nhận thức cảm tính).
Đây là
giai đoạn mở đầu
của quá trình nhận thức.
Trong giai đoạn này con người
mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, biểu hiện bên ngoài của sự vật
mà chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật, nguyên nhân của hiện tượng.
Ba hình thức cơ bản là:
Cảm giác
là
sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính riêng lẻ bên ngoài của đối tượng
khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan con người.
Tri giác
là
hình ảnh trọn vẹn về đối tượng trên cơ sở tổng hợp các tư liệu
mà cảm giác đã thu nhận được
Biểu tượng
là
hình ảnh có tính chất đặc trưng về đối tượng
được lưu giữ trong trí nhớ của con người.
Tư duy trừu tượng (Nhận thức lý tính).
Đây tính là giai đoạn
cao hơn
của quá trình nhận thức.
Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là
tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Ba hình thức cơ bản là:
Khái niệm
là
hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật.
Phán đoán
là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được được
hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm lại với nhau
theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.
Suy lý
là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính
được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật.
Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn.
Một
vòng khâu của quá trình nhận thức
được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Trong đó,
thực tiễn
vừa
là cơ sở, vừa là khâu kết thúc và đồng thời có vai trò kiểm tra tính chân thực
các kết quả nhận thức.
Vòng khâu của nhận thứ
c từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất.
Cứ
mỗi khi mâu thuẫn được giải quyết,
thì
nhận thức của con người lại tiến gần tới chân lý hơn.
2.3.5 Tính chất của chân lý
Quan niệm về chân lý
Chân lý
là
tri thức phù hợp với khách thể
mà nó
phản ánh và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.
Nhiệm vụ của nhận thức
là
phải đạt đến chân lý
.
Các tính chất của chân lý
Tính khách quan
Chân lý mang tính khách quan, bởi vì
nội dung phản ánh của chân lý là hiện thực khách quan
đã được phản ánh và là sự phản ánh đúng, tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Tính tuyệt đối và tương đối
Tính tuyệt đối
của chân lý là
tri thức đúng, đầy đủ và chính xác
về hiện thực khách quan.
Tính tương đối
của chân lý là t
ri thức đúng, nhưng chưa phản ánh hoàn toàn đầy đủ chính xác
về thế giới khách quan.
Tính cụ thể.
Ý nghĩa phương pháp luận
Hoạt động nhận thức
con người
phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý
, coi chân lý là một quá trình, đồng thời phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn.
Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào các hoạt động kinh tế xã hội
, nâng cao hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người