Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
2.1 VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC - Coggle Diagram
2.1 VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
2.1.1 Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
2.1.1.3 Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất
“
Vật chất
là một
phạm trù triết học
dùng để
chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
, và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cần phải
phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học
với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
Thứ hai,
đặc trưng
quan trọng nhất của vật chất là
thuộc tính khách quan
, tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức,
Thứ ba,
vật chất
là cái có thể
gây nên cảm giác ở con người
khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.
Ý nghĩa phương pháp luận
của quan niệm vật chất của Triết học Mác - Lênin.
Giải quyết
hai mặt vấn đề cơ bản
của triết học
Khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong các quan điểm siêu hình
Định hướng cho phát triển khoa học.
Là
cơ sở khoa học
cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội
Tạo sự liên kết
giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất
2.1.1.4 Các hình thức tồn tại của vật chất
Vận động
là
phương thức tồn tại của vật chất
, là tuyệt đối, vĩnh viễn (bao gồm mọi sự biến đổi:
cơ giới, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội, tư duy...
).
Đứng im
: là
tương đối,
Không gian, thời gian
là
hình thức tồn tại của vật chất
nên cũng khách quan, vĩnh cữu, vô tận, vô hạn.
2.1.1.5 Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất.
Thế giới vật chất tồn tại
khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được ý thức con người phản ánh.
Mọi bộ phận của thế giới có
mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau
,
Thế giới vật chất
không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại
vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
2.1.2 Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.
2.1.2.1 Nguồn gốc của ý thức.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
Thể hiện qua
sự hình thành của bộ óc con người
và hoạt động của bộ óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan, trong đó
thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người
tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo.
Bộ não người với hệ thần kinh cao cấp
có khả năng phản ánh tích cực, sáng tạo
Thế giới khách quan tác động vào bộ não người
thông qua các giác quan
Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Lao động
là
quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người;
Ngôn ngữ
là
hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
2.1.2.2 Bản chất của ý thức.
là một
hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội.
là
hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan:
là
sự phản ánh năng động, sáng tạo
, không phải là sự sao chép đơn giản, máy móc.
2.1.2.3 Kết cấu của ý thức.
Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo
các yếu tố cơ bản nhất hợp thành
nó thì ý thức bao gồm:
Tri thức, tình cảm và ý chí.
Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo
chiều sâu của thế giới nội tâm con người
, cần nhận thức được các yếu tố:
Tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
2.1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
2.1.3.1 Vai trò của vật chất đối với ý thức.
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
;
vật chất là nguồn gốc của ý thức, còn ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.
Trình độ phát triển của ý thức
(cá nhân và xã hội) là
tùy thuộc trình độ phát triển, hoàn thiện của bộ não người và của thế giới khách quan
(hoàn cảnh kinh tế, xã hội).
2.1.3.2 Vai trò của ý thức đối với vật chất.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu con người
nhận thức đúng
, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hành động hợp quy luật khách quan thì
có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn
, cải tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình.
Nếu ý thức
phản ánh sai hiện thực khách quan
, khiến cho hành động của con người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại
tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn
, kìm hãm sự phát triển xã hội.
2.1.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận.
Xuất phát từ thực tế khách quan,
tôn trọng và căn cứ vào hiện thực khách quan
(điều kiện, hoàn cảnh, năng lực vật chất cụ thể)
để hướng dẫn hành động
Phát huy tính năng động chủ quan, ý chí và sức sáng tạo to lớn của mỗi người
và toàn xã hội, quyết tâm cải tạo hoàn cảnh khách quan, khắc phục khó khăn, để đạt kết quả cao nhất.