Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Hình tượng con sông Đà, Đọc hiểu văn bản - Coggle…
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Hình tượng con sông Đà
Tác giả
Cuộc đời
Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.
Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn chương
Là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến.
Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…
Phong cách nghệ thuật
Trước Cách mạng tháng Tám: đắm chìm trong quá khứ, đi tìm cái đẹp ở quá khứ. Đây là thời Nguyễn Tuân sáng tác được nhiều tác phẩm gây ấn tượng
Sau Cách mạng tháng Tám: tâm hồn ông hòa cùng đất nước, cùng cuộc sống con người, Nguyễn Tuân thức tỉnh khỏi những vang âm của quá khứ
Hình tượng sông Đà hung bạo
Quãng Tà Mường Lát với những cái hút nước chết người: nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc,...hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác...
So sánh: Giếng bê tông làm móc cầu, Thở và kêu như của cống cái bị sặc, Ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào
Tưởng tượng của nhà thơ: Anh quay phim táo tợn..ngồi trên thuyền thùng tròn vành rồi cho cả thuyền và mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà
Kể + Tả thực
Trồng ngay cây chuối ngược rồi biến đi
Bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông
Mươi phút sau tan xác ở khuỳnh sống dưới
Con thuyền khinh suất
Nghệ thuật phóng đại, động từ mạnh, ngôn ngữ giàu chất tạo hình khiến con sông nổi bật với vẻ vô cùng độc dữ và hung bạo như một loài thủy quái.
Tiếng nước réo gầm của những con thác: oán trách, van xin, khiêu khích, gằn ghẻ mà chế nhạo, như một ngàn con trâu mộng,
Mặt ghềnh Hát Loóng sóng nước dữ dội: dài hàng cây số nước Xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghe suốt năm…
Đá bờ sông “dựng vách thành”: lúc đúng ngọ mới có mặt trời, chỉ cần nhẹ tay cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này sang bên kia vách...
Dàn “thạch trận”: ba trùng vi vòng vây thạch trận hung hăn, hiểm ác
Vòng 1: Sông Đà mở 5 cửa ải nước, trong đó có 4 cửa tử, 1 cửa sinh. Cửa sinh nằm lập lời phía tả ngạn (trái).
Vòng 3: Ít cửa hơn nhưng đều là cửa tử. Cửa tử cả phải cả trái. Luồng sống duy nhất ở ngay giữa dòng lấp sau lũ đá hậu vệ.
Vòng 2: Sông Đà tăng nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí là sang bên hữu ngạn (phải)
Hình tượng sông Đà trữ tình
Từ điểm nhìn thời gian: màu sắc của sống mà biến đôi ảo diệu theo mùa, mỗi mùa dòng sông lại mang màu sắc, vẻ đẹp riêng: mùa xuân - xanh ngọc bích, mùa thu - lừ lừ chín đỏ và chưa bao giờ có màu đen... Đồng thời, Nguyễn Tuân còn cảm nhận, sông Đà “như một cô nhân” với nét đằm đằm ấm ấm trong cái nắng Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Vẻ đẹp hai bên bờ sông từ điểm nhận của một vị lữ khách
Cảnh nên thơ và tràn đầy sức sống ông “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”
Một vẻ đẹp tươi mới, tràn lên nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi, đa dạng màu sắc : “Một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa...Cỏ gianh đầu núi đang ra những nõn búp...Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng có sương...Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi”
Từ trên cao nhìn xuống, như một người thiếu nữ diễm kiều, trẻ trung, duyên dáng, con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình...
Nhìn sông Đà như một cố nhân
Có một niềm vui vô hạn khi bất ngờ gặp lại sông Đà: “Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm” “Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” “Đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân”
Sông Đà gợi cảm như một “cố nhân” (người quen cũ) Nguyễn Tuân cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, đường thi: “yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Lại cảm nhận được vẻ tinh nghịch khi nhìn thấy miếng sáng lóa lên một màu nắng tháng ba Đường thi.
Vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tồn tại như một vĩnh hằng của tự nhiên
“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Âm thanh tĩnh lặng đến nỗi “thèm nghe một tiếng còi xúp-lê...”
Tác phẩm
Xuất xứ
Được in trong tập "Sông Đà" - 1960
Thể loại
Tùy bút
Nội dung
Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng
vĩ, vừa thơ mộng trữ tình, con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.
Ngôn ngữ
Giàu hình ảnh và chất thơ
Ý nghĩa lời đề từ
“Chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu”
Dịch nghĩa: “Mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ riêng con sông Đà chảy về hướng Bắc” Con sông duy nhất chảy ngược dòng: nét cá tính độc đáo, riêng biệt.
Phong cách Nguyễn Tuân, bản ngã Nguyễn Tuân có nét tương đồng và gặp gỡ với con sông đặc biệt này.
Gợi sự tò mò cho độc giả về một con sông đặc biệt, khác biệt. Trên đất Việt chỉ có hai con sông chảy ngược như vậy đó là sông Đà và sông Kỳ Cùng.
Sông Đà là một dòng sông độc đáo và đầy cá tính. Ngay ở câu thơ đề từ đã thấy sự độc đáo của con sông Đà. Vẻ đẹp độc đáo đó đã bắt gặp cây bút độc đáo của Nguyễn Tuân (Một nhà văn khi sống là một bản gốc và khi chết đi không có bản sao).
Đọc hiểu văn bản