Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp Price Action, PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH
Giao dịch phái sinh theo…
-
PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH
Giao dịch phái sinh theo priceaction
Giao dịch hành động giá là một nhánh của phân tích kỹ thuật và là nền tảng cơ bản thích hợp cho người mới
- Nó không xử dụng chỉ báo nào cả, giúp cho người mới hiểu cách vận hành của thị trường và tập trung
- Sau này khi trình độ cao bạn có thể thêm các chỉ báo vào để hỗ trợ
Bước 1: Xem khung thời gian lớn nhất thường là D1 hoặc H4
- Nhiệm vụ một tìm cơ hội mua khi uptrend, bán khi downtrend và đứng ngoài khi thị trường đi vào vùng sideway
- Nhiệm vụ 2, xem xét trong trường hợp thị trường đang có xu hướng thì xu hướng hiện tại có tiếp diễn nữa không, nay là gặp một vùng Keylevel cản quan trọng.
- Nhiêm vụ 3: Xác định chiến lược tuỳ theo thị trường: Khi thị trường chắc chắn đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh thì hãy đánh trung hạn và dài hạn. Khi thị trường di chuyển chậm thì đánh ngắn hạn cùng với việc hạn chế vốn thôi. Phải linh hoạt trong chiến lược. Vấn đề này phụ thuộc vào kinh nghiệm khá nhiều cần rèn luyện.
- Như vậy khung thời gian lớn nhất để xác định xu hướng chính
- Thị trường tăng là đường giá đã tạo được cấu trúc đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Đối với xu hướng giảm cũng tương tự
- Phải xác định xem xu hướng còn động lực tiếp diễn hay không: Trường hợp 1 có thể xu hướng mới đảo chiều thì đương nhiên có có động lực tăng tiếp về Keylevel bắt đầu hoặc một vùng giá mạnh; Trường hợp 2 là xu hướng hồi có động lực để đi tiếp về một Keylevel mạnh.
Ở khung thời gian lớn nhất, chúng ta chỉ quan tâm tới giá xảy ra ở khoảng thời gian hiện tại, đã hình thành xu hướng và có cấu trúc thị trường tức là thị trường sẽ chạy theo xu hướng. Ta chọn khung thời gian lớn nhất để hiểu tìm xu hướng chính. Dễ hơn là nó thuận theo dòng chảy chứ đừng chạm đến mức cản mạnh nào của timefame lớn hơn
Ví dụ như xu hướng hiện tại đang là xu hướng tăng nhưng có vẻ như chỉ là một con sóng hồi của một xu hướng giảm lớn trước đó. Có vẻ này là không đúng, hãy nhớ là chúng ta đang xem xét ở khung thời gian lớn nhất và chỉ quan tâm tới những gì xảy ra ở hiện tại. Giá di chuyển giữa hai Keylevel của khung lớn hơn là tốt rồi, chứ gặp vùng cản thì nên xem xét
- Sóng tăng đã tạo cấu trúc thị trường thì ta chỉ tìm lệnh mua và ngược lại
- Lý giải cho điều này là t lại zoom rộng hơn nữa và ở một khung đồ thị lớn hơn, ta lại thấy xu hướng giảm mạnh trước đó chỉ là một xu hướng hồi của toàn bộ một xu hướng tăng dài. Vì vậy chỉ quan tâm tới xu hướng gần nhất ở khung thời gian lớn nhất trong 3 khung thời gian chúng ta chọn
Đường trenline, đường MA và đường EMA hỗ trợ chúng ta nhận biết xu hướng. Và bản thân những chỉ báo trên là những chỉ báo đi sau xu hướng, có tác dụng khi thị trường đang trong một xu hướng đẹp. Cốt lõi là tìm xu hướng của thị trường để vào lệnh theo xu hướng, tỉ lệ thắng sẽ cao hơn
Xu hướng tăng, giảm nó sẽ an toàn hơn trong một khoảng giữa hai Keylevel của khung thời gian lớn hơn
- Vùng giá ở đỉnh, đáy chính là các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự gọi chung là Keylevel
Link Keylevel
- Khu vực tắc nghẽn cũng khiến tâm lý nhà giao dịch gắn bó với vùng giá đó vùng giá đó cũng là Keylevel và giá có xu hướng sẽ quay về điểm tắc nghẽn. Khu vực tắc ngẽn cũng là vùng mà thị trường tích luỹ và vượt ra, lúc này thị trường đã tích luỹ nội lực mạnh nên có thể di chuyển theo hướng lên xuống mạnh và dĩ nhiên có thể ngược xu hướng ban đầu.
- Tâm lý con người cũng bị ảnh hưởng bởi chỉ số Fibonacci, nên tại các vùng giá đó cũng hình thành một tâm lý nhẹ và thị trường có thể đảo chiều trở thành Keylevel tại vùng giá Fibonacci. Ví dụ các mức thoái lui trong khoảng 0.5-0.618 sẽ tạo có xác xuất cao đảo chiều vì đó là xác xuất theo tâm lý con người, nhưng nó vẫn có thể đảo chiều ở các vùng khác như 0.2-0.3-0.7
- Trong một thị trường có xu hướng thì Đường MA EMA cũng tạo ra các rào cản tâm lý trở thành ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Các chỉ báo này là các chỉ báo theo sau xu hướng, nên có tác dụng trong thị trường có xu hướng ổn định, nhưng đa số thời gian tâm lý đám đông ở trạng thái không có xu hướng ổn định. Các đường EMA, MA là chỉ báo theo sau xu hướng, nó mà trùng với một vùng tắc nghẽn, kháng cự hỗ trợ, hoặc fibonacci thì dễ trở thành một Keylevel mạnh
- Và cuối cùng là các số trọn, các số tròn như 1200 điểm là kháng cự hỗ trợ mạnh, nó được con người ghi nhớ nên giá gặp thì dễ trở thành một Keylevel
Mức cao và mức thấp dao động là những bước ngoặt trước đó của thị trường. Do đó, chúng là những lựa chọn tự nhiên để dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự.
Đường giá phản ánh tâm lý đám đông có xác xuất rất cao khi di chuyển về các mốc của dãy số Fibonacci
Các đường xu hướng kết nối các trục xoay, hay còn gọi là đỉnh đáy để theo dõi xu hướng và đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự
- Trong một xu hướng tăng, đường xu hướng được vẽ bằng cách kết nối các mức thấp của trục, hay còn gọi là các đáy.
- Trong một xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ với các đỉnh cao của trục, hay còn gọi là các đỉnh
Bằng cách kéo dài một đường song song từ đường xu hướng, chúng ta có thể hình thành một kênh giao dịch hữu ích để dự đoán các khu vực hỗ trợ và kháng cự.
Kéo dài đường nối đỉnh và đường nối đáy song song có thể tạo kênh xu hướng đóng vai trò như Vùng hỗ trợ và kháng cự trợ giúp giao dịch. Kênh xu hướng hỗ trợ cho chúng ta trong việc giao dịch mà thôi, nó phụ thuộc vào việc xác định xu hướng, nên cái chính vẫn là xác định xu hướng của thị trường
Trong thị trường tăng đều và thị trường Sideway có khung giá thì kênh xu hướng này có hiệu quả, còn đa phần còn lại thị trường làm gì có tăng ổn định với giảm ổn định được
Một phần của Lý thuyết Dow là khối lượng
- Khối lượng tăng theo xu hướng và giảm khi ngược xu hướng
Priceaction chưa ứng dụng mạnh được điểm này do áp dụng vào khung thời gian nhỏ, cần quan sát thêm
Khi thị trường đi Sideway
Khi thị trường có đỉnh đáy không tuân theo quy luật nào tức đã vào vùng Sideway tranh chấp mạnh và xuất hiện khung giá. Giao dịch theo khung giá nguy hiểm hơn với sóng và đa phần thời gian thị trường không tạo sóng. Giao dịch trong vùng sideway cực kì khó, rất khó và lợi nhuận thấp, nên ngay khi mà ta phát hiện thị trường di chuyển không theo xu hướng thì ta đóng lệnh để hạn chế rủi ro
- Giao dịch khung giá gọi là swingtrade: tức là giá cả đi trong một khung giá và hình thành một vùng chênh lệch giữa hai đường EMA có thể là 13 và 26, thì khoảng chênh lệch ở giữa vô hình chung trở thành một vùng giá trị thật và đám đông đồng tình công nhận lúc bây giờ. Ngay khi có hiện tượng giá break khỏi khung giá và trở lại ngay thì break này rất khó để trở thành một xu hướng mới thoát ra khỏi khung giá. Vì vậy chúng ta có thể vào lệnh để giá quay về vùng giá trị mà đám đông đang công nhận lúc bây giờ. Nhưng những người giỏi vẫn giao dịch swingtrade theo xu hướng chính, chẳng dại gì mà swing ngược xu hướng cả
Khi thị trường đi theo xu hướng thi thoảng có vùng phá vỡ giả để rồi quay lại xu hướng; Hoặc thị trường nằm trong khung giá có một thanh nến phá vỡ khung giá để đi ra ngoài nhưng lại quay lại ngay, rất khó để phá vỡ giả đó trở thành một xu hướng mới, bởi vì một phá vỡ không lý gì lại quay ngay lại khung giá. Ngay sau khi giá quay lại khung có thể vào lệnh sớm với tỉ lệ thắng chỉ khoảng 50% và tỉ lệ R:R rất cao
Bước 2: Quan sát khung giá thứ 2 nhỏ hơn:
- Mục đích là quan sát cấu trúc, hành vi của giá: giá break, retest...
- Kiên nhẫn chờ đợi giá hồi lại Keylevel ,
Quan sát cấu trúc thị trường sau khi biết xu hướng chính thì ta quan sát cấu trúc ở timefame giữa tạo ra các cấu trúc đỉnh sau đỉnh trước, đáy sau đáy trước.
Xu hướng hồi hồi về Keylevel phản ứng lại là chuyện bình thường, có thể phản ứng ít hoặc nhiều.
-
Phản ứng nhiều thì vùng giá tranh chấp này cố khả năng giữ chân được giá và xu hương hồi có thể kết thúc để thị trường đảo chiều về xu hướng chính.
- Nhưng đến bước 2 thì mới chỉ xác định được CÓ THỂ thôi.
- Vì vào một lệnh mua(bán) trong một xu hướng giảm(tăng) chỉ vì một dấu hiệu có thể đảo chiều thì chúng ta đang đánh cược và còn là cược với tỉ lệ thắng thấp hơn 50%
Thị trường đang trong xu hướng lên thì khung thời gian giữa ta sẽ thấy cấu trúc đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Lúc này ta kiên nhẫn đợi giá giảm xuống một Keylevel nào đó để quan sát giá phản ứng với nó.
Hãy luôn nhớ, ta xem xét cấu trúc ở khung thời gian thứ 2 này khi nào xu hướng hồi hồi về Keylevel nào đó và xảy ra phản ứng thì ta vào khung thời gian nhỏ nhất để quan sát cho kỹ hơn
- Vậy khi nào xu hướng hồi kết thúc, đó là nó về một trong các Keylevel trình bày ở trên nó đều có khả năng kết thúc, mức độ tin cậy lần lượt từ trên xuống
- Điều thứ 2 là xem động lực tăng trở lại hoặc giảm trở lại của giá có còn không. Tức ta phải xem đỉnh đáy trước của xu hướng chính có mục tiêu tăng, giảm tiếp không, Nếu xu hướng chính đã về vùng cản mạnh của khung thời gian lớn hơn thì gần như là hết động lực rồi
Lưu ý
Xu hướng tăng, giảm có mạnh hay không được bằng fibonacci retradement, nếu xu hướng hồi chỉ về 0.2 đến 0.3 thì đó là một xu hướng hồi yếu:
- Giá có thể retest lại tạo mô hình 2 đáy 2 đỉnh
- Giá có thể phá Keylevel quan trọng nhưng xu hướng chưa hẳn đã đảo chiều vì Keylevel quan trọng này yếu
Ngược lại giá hồi mà về vùng 0.7 thì đó là một xu thế chậm tại đây giá có thể bật lên hoặc hồi hẳn về mốc 1
Thị trường đôi khi tạo các phá vỡ giả khá khó để nhận ra, cái này cần kinh nghiệm
-
Bước 3: Quan sát khung thời gian nhỏ nhất để đợi sự xác nhận từ các mô hình nến đảo chiều retest tại vị trí Keylevel:
Sau khi giá phản ứng lại và xu hướng đảo chiều đi theo xu hướng chính, ta chờ đợi điểm break và retest của khung thời gian nhỏ nhất
Dấu hiệu 2:Giá xảy ra phản ứng và đi ngược lại xu hướng hồi, break qua Keylevel giữ chân của xu hướng hồi
Hãy tìm kiếm một dấu hiệu khi giá phá hẳn qua Keylevel một thời gian, đi qua một đoạn rồi quay lại retest Keylevel của xu hướng hồi.
- Nếu giá phá qua Keylevel của xu hướng hồi rồi quay lại ngay thì nó có thể quay lại Keylevel của timefame giữa, hoặc xu hướng hồi được tiếp diễn. Hãy chờ đợi một cơ hội rõ ràng
Dấu hiệu 3: Giá retest lại Keylevel giữ chân của xu hướng hồi và retest bằng nhiều cây nến từ chối đi theo xu hướng hồi đến khi nào xuất hiện mô hình nến đảo chiều
Hãy nhớ rằng giá retest lại Keylevel này và phải có vài cây nến giữ chân, tức từ chối thị trường để có thể đi theo xu hướng chính. Nếu không có những cây nến từ chối mà chỉ có 1 cây nến từ chối thôi, thì rất có thể giá sẽ đâm ào qua Keylevel luôn hãy bình tĩnh chờ đợi, không được vội
- Thứ hai là chờ mô hình nến đảo chiều hoặc một cây nến xu hướng đâm thẳng để đi theo momentum, đừng nên chộp giật vào lệnh sớm mà hãy nên chờ đợi để vào lệnh đúng lúc
Dấu hiệu 1: Khi giá chạm Keylevel xảy ra phản ứng thì vùng giá tranh chấp này có thể giữ chân được giá và xu hướng hồi có thể đảo chiều thành xu hướng chính
Các mô hình nền đảo chiều là cụm nến mà tại đó xu hướng có thể đảo chiều.
- Tất cả đều có chung một đặc điểm là có một cây nên marubozu ở cuối cùng, nó mạnh và bảo phủ những cây nến ở đằng trước.
- Hãy chủ ý cây nến cuối cùng bật lại có đủ mạnh hay không, mạnh là thân cây nến phải dài ít nhất bằng hoặc hơn những cây nến trước đó\
Cốt lõi:
- Mô hình nến đảo chiều chỉ có giá trị khi khó nằm ở Keylevel
- Mô hình nến đảo chiều không có khả năng đảo chiều cả một xu hướng
- Mô hình nến đảo chiều có giá trị cao nhất khi nó xác nhận cho sự tiếp diễn của xu hướng ban đầu
ĐẦU TIÊN các bạn phải hiểu ý nghĩa của một cây nến gồm 4 tiêu chí
- Phạm vi
- Thân nến
- Đuôi trên
- Đuôi dưới
Các loại nến bạn phải biết
Mẫu thanh
THỨ 2: Mô hình nến:
- Doji
- Marubozu
- Nến Harami
- Nến Enfufling
Mô hình 2 nến
THỨ 3: Mô hình thanh: Mô hình thanh đảo ngược, Mô hình thanh đảo ngược chính mạnh hơn, Mô hình thanh kiệt sức, Piochino bar, Đảo ngược 2 thanh, Đảo ngược 3 thanh, Kéo ngược 3 thanh, Trong quán bar, Ngoài quán bar, NR7
THỨ 4: Mô hình giá: Mô hình sao mai, Mô hình thanh pin
ĐỌC HÀNH ĐỘNG GIÁ:
Quá trình phân tích ba thanh đưa chúng ta qua các khái niệm cơ bản về việc đọc hành động giá.Một khi bạn cảm thấy thoải mái với việc đọc hành động giá bằng cách tiếp cận chung này, bạn không cần phải đặt tên và nhãn, ngoại trừ việc dễ dàng giao tiếp với các nhà giao dịch khác.
Khi giá về Keylevel giữ chân của xu hướng chính:
- Xuất hiện phá vỡ giả và ngay lập tức quay lại xu hướng chính, các phá vỡ giả này rất khó thành công và tỉ lệ thành công thấp, cộng với tỉ lệ R:R cao, ta có thể vào ngay lệnh nếu xuất hiện cặp nến đảo chiều đẹp
- Khi giá retest và dính stophunt thì đừng nản, thị trường di chuyển có quán tính và nếu ngay sau stophunt là một cặp nến đảo chiều đẹp thì ta có thể vào lệnh
Hai trường hơp trên chỉ cần tỉ lệ thắng 50% cũng đem lại cho chúng ta lợi nhuận đủ lớn để vào vì tỉ lệ R:R cao, hơn nữa những lần phá vỡ giả khá khó để thành công
Bước 4a: Đặt Stoploss ngay dưới(trên) Keylevel quan trọng
Cốt lõi là để thị trường vận động tránh xa khỏi điểm cắt lỗ của chúng ta
-
-
Bước 4b: Đặt điểm chốt lời
Nhiệm vụ phải xác định:
- Thị trường đang Uptrend mạnh thì có thể đặt target theo fibonacci lúc này phải mạnh dạn
- Thị trường đang Downtrend thì tương tự đặt chốt lời theo Fibonacci
- Khi thị trường vào vùng sideway có thể đổi hướng bất kì lúc nào thì đây là lúc đánh ngắn với tỉ lệ R:R thấp nên chốt lời khi chạm Keylevel gần nhất
Thị trường luôn biến động đừng gò bó công thức của mình mà linh động theo thị trường, thị trường trong dòng chảy mạnh thì ta thả mình theo xu hướng, thị trường phân vân thì ta chặt chẽ.
An toàn nhất là điểm chốt lời ngay ở đỉnh, đáy cũ, Nếu đỉnh, đáy cũ không đạt tỉ lệ 1:1 thì không đặt lệnh, trừ khi mới khởi đầu của một xu hướng tức ở chân sóng
Nếu ở chân sóng và chúng ta chưa có đỉnh cũ hoặc đáy cũ thì chúng ta chọn điểm TP trung với hai tỉ lệ Fibonacci là -1,27 và -1,62, là hai tỉ lệ có xác xuất về cao nhất
Chúng ta xem xét khung thời gian lớn nhất cũng là để chọn điểm TP cho hợp lý, khung thời gian cơ bản để đặt điểm cắt lỗ, khung thời gian lớn nhất để đặt điểm chốt lời
Các nguyên tắc tự nhủ trước khi vào lệnh
- Bản thân tôi cứ cố gắng phải tìm bằng được sóng tăng hoặc giảm, nhưng thực sự thì thị trường đa phần ở trạng thái Sideway và xuất hiện khung giá. Nên bài học là biết chờ đợi, lợi thế của chúng ta là có thể chờ đợi mà chẳng mất gì cả.
- Hãy mở rộng tư tưởng để học hỏi
Nguyên tắc 1: xem xét lại 3 khung thời gian, chắc chắn phải ở trong 1 xu hướng, càng mạnh càng tốt
-
-
Nguyên tắc 5: Tìm lý do để không vào lệnh, ngồi im là bước quan trọng của đầu tư đỉnh cao
-
Bước 6: Quản trị lệnh
Bước 1: Khi giá quay về cái đỉnh, đáy gần nhất hoặc giá tạo một cái đỉnh đáy đạt tỉ lệ R:R là 1:1 thì ta rời SL về điểm đặt lệnh
Bước 3: Tiếp tục rời SL về những điểm ngay dưới Keylevel mới. Hãy tưởng tượng ta liên tục đặt lệnh theo xu hướng và đặt các SL ở vị trí trọng yếu, điểm trọng yếu đó chính là nơi ta nâng vị trị chốt lời cho đến TP
Bước 2: Khi giá chạm Keylevel là cái đỉnh cũ, thì tỉ lệ phá đỉnh, phá đáy là đã thấp rồi vì gặp vùng cản, vì vậy ta có thể chốt lời một phần tuỳ tỉ lệ R:R đã ổn chưa
-
-
Theo tôi đề xuât:
Có 3 loại lệnh. Chúng ta có thể lựa chọn vào lệnh loại A sẽ có tỉ lệ thắng cao nhưng ít cơ hội, so với vào những lệnh loại B có tỉ lệ chiến thắng ít hơn nhưng nhiều cơ hội giao dịch hơn
Lẹnh loại A: Tức là có sự hợp lưu của 3 Timefame hoặc mô hình nến đảo chiều đúng công thức thì vẫn quản trị tỉ lệ vốn 2% tức là vào full lệnh
Lệnh loại B: Vẫn theo xu hướng và hợp lưu của 3 Timefame nhưng đạt tỉ lệ không đẹp như chỉ hồi về mức thoái lui thấp chưa phải là 1: Thì ta đặt lệnh rút xuống tỉ lệ rủi ro chỉ 1%
Lệnh loại C: là chỉ lệnh mang tính rủi ro cao chỉ 50% thắng, như lệnh là phá vỡ giả, hoặc là chưa có sự hợp lưu của 3 Timefame: Loại lệnh này chỉ nên vào tối đa mức rủi ro là 1% mà thôi, nhiều khi nên vào một hợp đồng để lấy bài học kinh nghiệm và chờ thời cơ đẹp để vào tiếp