Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN - Coggle…
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học .
I-NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1
. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
2
. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
3
.Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột
II-CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1.Ô nguyên tố :
Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố . Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
2.Chu kì:
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm ( trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành)
3.Nhóm nguyên tố:
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
II-Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
1.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
Gồm các nguyên tố s,p
Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng
Số electron lớp ngoài cùng bằng số electron hóa trị
2.
Một số nhóm A tiêu biểu
a. Nhóm VIII A
(nhóm khí hiếm), gồm các nguyên tố : heli, neon, agon, kripton, xenon và rađon. Nguyên tử của các nguyên tớ trong nhóm (trừ heli) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng (ns2 np6). Đó là cấu hình bền vững.
b. Nhóm VII A
(nhóm kim loại kiềm) gồm các nguyên tố : Li, Na, K, Na, K, Cs. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1. Nhóm I A có 1e hóa trị, để bền vững thì xu hướng nhường 1e=> tính KL
c. Nhóm VII A
(nhóm halogen) gầm F,Cl,Br,I. Cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2 np5. có 7e hóa trị, xu hướng nhận 1e => tính PK
I-SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.
Trong 1 nhóm:
số electron lớp ngoài cùng không đổi số lớp electron tăng dần từ 1->7 . Lặp lại ở các nhóm tiếp theo.
Trong 1 chu kì:
số lớp electron không đổi, số electron tăng dần từ 1->8 ( trái-> phải). Lặp lại ở các chu kì tiếp theo
Các nguyên tố trong 1 nhóm có tính chất tương tự nhau và biến đổi lần lượt tuần hoàn trong các nhóm
Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học.
Định luật tuần hoàn
I- TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM.
Tính PK là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận e hóa trị để đạt cấu hình bền
Tính KL là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e hóa trị để đạt cấu hình bền
II-Bán kính nguyên tử
Là khoảng cách từ hạt nhân đến lớp vỏ nguyên tử
Trong 1 nhóm (trên -> dưới) r tăng dần=> lặp lại ở các nhóm tiếp theo
Trong 1 chu kì (trái ->phải) r giảm dần => KL có r lớn hơn PK
III-Độ âm điện
Là đại lượng đặc trưng cho khả năng hết e của nguyên tử.
Trong 1 nhóm (trên ->dưới) đọ âm điện giảm. Lặp lại ở các nhóm tiếp theo=> KL tăng ,PK giảm.
Trong 1 chu kì( trái->phải) độ âm điện tăng. Lặp lại ở ác nhóm tiếp theo=>KL giảm, PK tăng.
IV-HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ
1.
Hóa trị cao nhất với O
Hóa trị của các nguyên tố cao nhất với O tăng dần từ 1->7
Hóa trị cao nhất với O luôn bằng với giá trị nhóm
2.
Hóa trị với H
Hóa trị hợp chất khí với H trong chu kì giảm dần từ 4 về 1
Hóa trị hợp chất khí với H=8-STT nhóm
V-OXIT VÀ HIDROXIT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
Trong 1 chu kì từ trái-> phải tính bazo của oxit và hidroxit giảm đồng thời tính axit của chúng tăng
Trong nhóm A tính bazo tăng dần đồng thời tính axit giảm
VI-ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần tính chất của các hợp chất tạo nên các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.
Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó