Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CƠ SỞ: TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM ATC - Coggle Diagram
CƠ SỞ: TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM ATC
Mục tiêu
Đối tượng tuyển sinh của Trung tâm ATC là trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý (ADHD), Asperger, trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ… Với mục tiêu trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuẩn bị tâm thế cho trẻ đi học hòa nhập theo chuẩn quốc gia
Cơ cấu tổ chức và nguồn lực
Giám đốc điều hành
Phó Giám đốc
Bộ phận văn phòng
Quản lý cơ sở
Tổ trưởng cá nhân
Các giáo viên
Tổ trưởng kỹ năng
Các giáo viên
Tổ trưởng năng khiếu
Các giáo viên
Tổ trưởng tiền học đường
Các giáo viên
Tổ trưởng vận động
Các giáo viên
Mô hình “Một thầy – Một trò” do giáo viên Sư phạm giáo dục đặc biệt phụ trách đảm bảo mỗi trẻ được xây dựng chương trình can thiệp cá nhân riêng. Song song là chương trình lớp chung do giáo viên Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học phụ trách dạy theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm phát triển khả năng tư duy độc lập, tính chủ động, sáng tạo của các bé cũng như phát triển tối đa khả năng nhận thức của các em
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2009: Ra đời ATC với cơ sở đầu tiên là Khai Tâm
Năm 2014: ATC xây dựng cơ sở thứ 2 là Thiện Tâm (tọa lạc tại quận Bình Tân)
Năm 2016: ATC mở văn phòng đại diện Trí Đức ( Hà Nội)
Năm 2018: ATC có mở thêm phòng tham vấn tâm lý tại Phú Nhuận
Năm 2019: ATC mở thêm cơ sở Hồng An ( đã dừng hoạt động vào tháng 4/2021)
Loại hình cơ sở giáo dục
Ngoài công lập
Các loại hình dịch vụ của trung tâm
Can thiệp sớm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
Tư vấn, tham vấn cá nhân, gia đình
Chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ
Đánh giá chẩn đoán tự kỷ
Định hướng phát triển
Trung tâm ATC thường xuyên hợp tác với các tổ chức quốc tế về giáo dục và trị liệu. Với phương châm lĩnh hội tất cả các phương pháp trị liệu, ATC đã, đang và sẽ kết hợp với các viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu Đô thị; Liên hiệp khoa học kinh tế – Đô thị Nam Bộ), các Trường Đại học (khoa Tâm lý – Đại học Văn Hiến ; khoa Tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM; khoa Giáo dục học - Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP.HCM ), các Bệnh viện (khoa Tâm lý bệnh viện Nhi đồng 1; Khoa tâm lý bệnh viện Nhi đồng 2; Khoa tâm lý Bệnh viện Tâm thần TP.HCM ), các trường Mầm non và các trường Tiểu học để trao đổi các phương pháp trị liệu đồng thời hợp tác tìm đầu ra cho trẻ hòa nhập.
Hoạt động chủ đạo
Tổ chức hoạt động can thiệp và hỗ trợ về giáo dục đặc biệt cho trẻ chuyên biệt
Quy trình trị liệu chung
Chuyên viên tâm lý và giáo dục viên thảo chương trình giáo dục tâm lý cá nhân.
Chuyên viên tâm lý giám sát giáo dục viên tại trung tâm ATC và tại nhà của trẻ.
Chuyên viên tâm lý và giáo dục viên cùng đánh giá sự phát triển của trẻ.
Tiến hành giáo dục và trị liệu tâm lý tại trung tâm ATC hoặc tại gia đình.
Chuyên viên tâm lý thực hiện tiến trình tham vấn tâm lý cùng gia đình.
Chuyên viên tâm lý báo cáo kết quả giáo dục và trị liệu cho gia đình.
Điều chỉnh kế hoạch giáo dục – trị liệu theo tiến trình phát triển tâm lý trẻ.
Yêu cầu đối với chuyên viên
Về kỹ năng nghề nghiệp: Phân tích vấn đề; Đánh giá hoạt động tâm lý trong giáo dục; Đề xuất giải pháp cải tiến hoạt động chuyên môn; Ứng dụng công nghệ thích hợp
Về kiến thức: Giáo dục sớm; giáo dục hòa nhập; Tâm lý học phát triển 1,2; Tâm bệnh học; Tâm lý học thần kinh; Tâm lý học chẩn đoán; Đánh giá và can thiệp khó khăn hành vi, cảm xúc xã hội,...
Về phẩm chất đạo đức: Chủ động học tập suốt đời; Có trách nhiệm cá nhân và dấn thân vì cộng đồng; Phát triển trí tuệ cảm xúc; Thúc đẩy công bằng xã hội
Nhóm và giáo viên phụ trách nhóm
Lí do tổ chức nhóm
Tăng tính tự lập
Đa dạng hoạt động để trẻ không thấy nhàm chán, hỗ trợ nhiều kĩ năng khác nhau cho trẻ
Cho trẻ làm quen, tương tác cơ bản để các trẻ hòa nhập và thích nghi với môi trường
Các nhóm
Nhóm hoạt động ngoài trời
Mục tiêu: Rèn luyện thể chất, làm quen luân phiên đến lượt
Hình thức: Nhóm lớn, hoạt động trong 45 phút vào buổi sáng
Đối tượng: Tất cả học sinh tại trung tâm
Nhóm tương tác cơ bản
Mục tiêu: Hiểu nguyên tắc nhóm: biết luân phiên, chờ đợi; biết mình - biết bạn trong nhóm; chơi tương tác đơn giản; chơi trò chơi có nguyên tắc
Hình thức: Nhóm nhỏ (3-4 trẻ), nhóm vừa (5-10 trẻ), nhóm lớn ( trên 20 trẻ)
Đối tượng: Những trẻ ngồi yên được trên 10 phút
Nhóm tiền học đường
Mục tiêu: Chuẩn bị kiến thức vào tiểu học, rèn kỹ năng học tập, làm việc nhóm
Hình thức: Nhóm tối đa 15 trẻ, hoạt động trong 30 - 45 phút/ca, 2ca/ buổi
Đối tượng: Trẻ hoàn thành 70% hoạt động cá nhân; Trẻ hoàn thành 50% nhóm năng khiếu - kỹ năng; Từ 5 tuổi trở lên
Nhóm kỹ năng tự lập
Hình thức: Học cá nhân: 10-15 phút/ trẻ; Học nhóm 20-45 phút ( từ 3-7 trẻ)
Đối tượng: Dành cho học sinh tại trung tâm
Mục tiêu: Kỹ năng tự phục vụ bản thân; Dạy làm công việc nhà đơn giản; Hướng nghiệp đơn giản; Làm quen tương tác nhóm
Công việc giáo viên trong nhóm
Lên mục tiêu và hoạt động cho tháng tiếp theo
Lên mục tiêu phù hợp nhóm trẻ mỗi tháng - tuần
Hướng dẫn nhóm trực tiếp
Đánh giá cuối tháng
Lên hoạt động phù hợp nhóm trẻ mỗi tháng - tuần
Lên danh sách học sinh mỗi tháng
Chuẩn bị giáo cụ mỗi tuần
Yêu cầu về giáo viên phụ trách nhóm
Dẫn dắt nhóm, tạo bầu không khí
Tỉ mỉ và kiên trì
Khả năng bao quát nhóm
Sáng tạo và linh hoạt
Kiểm soát cảm xúc
Chuyên ngành được đào tạo
Tâm lý trị liệu
Sư phạm mầm non
Sư phạm tiểu học
Tâm lý giáo dục
Giáo dục đặc biệt
Giảng dạy kỹ năng mềm
Thái độ là điều quan trọng trong giảng dạy cũng như đời sống
Biết quản lí thời gian, thư giãn và vượt qua khủng hoảng trong công việc cũng như đời sống
Có ngôn ngữ hình thể
Tìm hiểu sâu một lĩnh vực chuyên môn