Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bình Ngô đại cáo (tiếp) - Coggle Diagram
Bình Ngô đại cáo (tiếp)
Vạch trần tội ác kẻ thù
Lời nói: lấy danh nghĩa phù Trần diệt Hồ để đánh chiếm, cướp nước
Hành động
Thiết lập chính sách thuế khóa nặng nề: "sạch không đầm núi"
Ra sức vơ vét sản vật, tài nguyên, hủy diệt môi trường sống: "dòng lưng mò ngọc", "đãi cát tìm vàng", "vét sản vật", "bắt chim trả", "bẫy hươu đen", "tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ"
Bắt người Việt, tra tấn dã man để làm thú vui tiêu khiển: "nướng dân đen", "vùi con đỏ"
Hình ảnh giặc Minh: xảo trá, độc ác, tàn bạo: "thằng há miệng, đứa nhe răng...", "độc ác thay...", "dơ bẩn thay..."
Hình ảnh nhân dân: đời sống hết sức khốn khổ, đáng thương, bị dồn đến đường cùng, bị "ép xuống biển", "đem vào núi", "góa bụa khôn cùng", "nay xây nhà, mai đắp đất"
=> Hành động bất nhân, bất nghĩa của giặc Minh khiến trời đất không thể dung tha, nhân dân không thể chấp nhận, đứng dậy khởi nghĩa là điều tất yếu
Nghệ thuật
Hình ảnh cực tả + động từ mạnh: nướng dân đen, vùi con đỏ, ...
Phóng đại + điệp cấu trúc: độc ác thay, dơ bẩn thay, ...
Tương phản: nhân dân ta >< quân địch
Câu hỏi tu từ: "Lẽ nào...chịu được"
=> Tái hiện sinh động hành động bất nhân, bất nghĩa của giặc Minh
Giọng điệu linh hoạt
Khi nói về kẻ thù: trào dâng cảm xúc căm phẫn, uất hận, nhức nhối, kinh tởm
Khi nói về hoàn cảnh của nhân dân: đau đớn, thương xót, ...
Quá trình chinh phạt gian khổ của cuộc khởi nghĩa
Hình tượng chủ tướng Lê Lợi
Nội tâm: căm thù giặc "ngẫm thù lớn", "căm giặc nước"
Ý chí, khát vọng: trả nợ nước, thù nhà, "thề không cùng sống", "nếm mật nằm gai" rèn luyện, chờ thời cơ đánh đuổi giặc Minh giành độc lập "tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông"
Cách xưng hô: "ta" (Lê Lợi)
Mong muốn: tìm kiếm được những người cùng chung chí hướng, thu phục được hiền tài "cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả"
Xuất thân: từ nhân dân - người anh hùng áo vải "chốn hoang dã nương mình"
Hình ảnh nghĩa quân Lam Sơn
Buổi đầu khởi nghĩa
Gặp nhiều khó khăn:
Quân thù "đương mạnh", hành động tàn ác "hung đồ"
Quân ta: yếu thế
Thiếu người tài "tuấn kiệt như sao buối sớm"
Thiếu nhân lực "quân không một đội"
Lương thảo khan hiếm "lương hết mấy tuần"
Tinh thần người lãnh đạo và nghĩa quân
Quyết tâm "lấy chí khắc phục gian nan", "dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới", "lấy ít địch nhiều", "lấy yếu chống mạnh", "đem đại nghĩa thắng hung tàn", "lấy chí nhân thay cường bạo"
Đoàn kết "một lòng phụ tử"
Quá trình phản công và chiến thắng của nghĩa quân (xem bảng)
Điều đáng trân trọng nhất ở nghĩa quân Lam Sơn: Giữ lập trường nhân nghĩa, chủ trương hòa bình: "mở đường hiếu sinh" cho giặc con đường sống để nhân dân ta "nghỉ sức"
Nghệ thuật
Hình ảnh tương phản, đối lập
Nhịp điệu: biến đổi linh hoạt, khi dài, khi ngắn
Từ ngữ cực tả: trút sạch, phá toang, máu trôi đỏ nước, khiếp vía, vỡ mật, ...
Giọng điệu
Thể hiện tâm trạng hả hê, sảng khoái
Miêu tả quân ta: tự hào, đầy khí thế
Miêu tả quân địch: khinh bỉ, mỉa mai
=> Tính chính nghĩa của cuộc chiến, khí thế hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn
Lời tuyên bố chiến thắng
Nội dung: tuyên bố với nhân dân hòa bình lập lại, khẳng định về nền độc lập, chủ quyền
Giọng điệu: trang nghiêm, trịnh trọng
Bài học
Kết hợp sức mạnh truyền thống và hiện đại "Âu cũng nhờ ... mới được như vậy"
Tư tưởng chính trị: lấy dân làm gốc, nhân nghĩa là tôn chỉ đấu tranh
Sự thay đổi thực chất là sự phục hưng "Kiền khôn ... lại minh"