Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Coggle…
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1/ Thế nào là nhận thức
a/ Quan điểm về nhận thức
Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo.
Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.
Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
c/ Nhận thức là gì?
Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.\
Các cơ quan cảm giác.
Hoạt động của bộ não.
Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức.
Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan.
2/ Thực tiễn là gì?
Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Các hình thức biểu hiện:
Hoạt động sản xuất vật chất.
Hoạt động chính trị – xã hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học.
→ Hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.
3/ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng.
b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức
Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển
c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội.
d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.