Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
(Độ dài ngắn của âm thanh vì nguyên tắc này được quy định trong luật phát…
Độ dài ngắn của âm thanh vì nguyên tắc này được quy định trong luật phát âm.
Độ dài của âm thanh được tạo thành từ âm dài 장음 và âm ngắn 단음.
Trong tiếng chuẩn có những từ được phân biệt tùy vào nguyên âm đầu tiên là nguyên âm đơn hay nguyên âm dài. Đây là ngôn ngữ đối lập tối thiểu 최소대립어
어휘적 장음 âm dài mang tính từ vựng là những âm được quy định trong từ điển, được sử dụng ở âm tiết đầu tiên của từ vựng tiếng chuẩn. 장음 được sử dụng để phân biệt nghĩa của từ vựng.
비어두 단음화 biến thành âm ngắn ở vị trí không phải đầu từ, tức là nếu đặt nó ở bất kì đâu không phải là âm tiết đầu tiên của từ nó trở thành nguyên âm ngắn.
Ở ngôn ngữ thực tế, âm dài chỉ được sử dụng ở tầng lớp người già, người trẻ không phân biệt được âm ngắn âm dài.
vị trí đầu, có quan hệ ý nghĩa mang tính từ vựng của từ, không liên quan đến cảm xúc, độ dài thay đổi thì ý nghĩa thay đổi, không thể quyết định âm dài hay ngắn, xuất hiện trong từ điển.
표현적 장음 âm dài mang tính biểu hiện được sử dụng để thay đổi ngữ cảm của con người.
ở vị trí đầu: biến hóa nhấn mạnh mức độ, không phải đầu từ thường đi với ~하다. Liên quan đến cảm xúc của mỗi người, dù khác nhau về độ dài nhưng vào ngữ cảnh nó vẫn là nó, do người nói lựa chọn, không xuất hiện trong từ điển.
모음
Dựa vào cách phát âm để phân biệt nguyên âm đơn 단순모음, nguyên âm kép 이중모음. Lưỡi và môi không chuyển động là nguyên âm đơn, lưỡi và môi chuyển động và nguyên âm kép.
nguyên âm đơn kí hiệu là
음운론
분절음과 초분절음.
분절음 (Âm đoạn tính) là những âm tố có thể phân tách ra được.
nguyên âm.
phụ âm.
bán nguyên âm.
Câu được phân tích thành đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn.
문법단위: 형태소, 단어, 문장. 문법단위 nghiên cứu về ngữ nghĩa học, ngữ pháp học và từ vựng học.
음성단위: 분절음, 음절. 음성단위 nghiên cứu về ngữ âm học và âm vị học.
Phương thức cấu âm từ đơn vị ngôn ngữ nhỏ đến lớn mang tính một chiều -> thứ tự rất quan trọng.
Âm đoạn tính chia thành 음성 và 음소 theo mức độ chính xác của sự phân tích.
음성 phân tích kĩ đến nổi mà con người không nhận biết được, kí hiệu [ ].
음소 âm đoạn tính phân tích một cách tiêu chuẩn mang tính âm thanh mà con người nhận biết được, kí hiệu / /.
Biến dị âm (변이음) một âm tố có sự khác biệt về mặt phát âm được thực hiện bằng một âm khác tùy vào hoàn cảnh, không có chức năng phân biệt nghĩa.
초분절음 chia thành 3 loại:
음장: 장단, 소리의 길이 độ dài ngắn của âm thanh
음고: 고저, 소리의 높이 độ cao thấp của âm thanh
음강: 강약, 소리의 세기 độ mạnh yếu của âm thanh.
Độ cao thấp khi có tính chất phân biệt giữa từ với từ -> xuất hiện dấu 성조.
Dấu chỉ xuất hiện ở một số tiếng địa phương -> không phổ biến -> bỏ qua không phân tích.
기본 개념
표준발음과 현실발음
표준어 (tiếng chuẩn): là ngôn ngữ mang tính quy phạm
현실어 (tiếng thực tế): là ngôn ngữ được sử dụng trong thực tế.
중앙어 là những từ sử dụng trong thực tế được tiếng chuẩn công nhận.
Tiếng chuẩn và tiếng thực tế không trộn lẫn với nhau được vì tiếng thực tế thay đổi mỗi ngày.
표준어
표준어휘
표준문법
표준발음
표준표기
현실어
현실어휘
현실문법
현실발음
현실표기
Tiếng chuẩn và tiếng thực tế về từ vựng sẽ không phân biệt được, về ngữ pháp thì phân biệt được.
표기와 발음
Cách phát âm và viết giống nhau 동음동철어
Cách phát âm giống và cách viết khác 동음이철어
Cách phát âm khác và cách viết giống 이음동철어
Cách phát âm khác và cách viết khác 이음이철어
표준 발음법 (luật phát âm chuẩn)
Luật phát âm chuẩn của tiếng Hàn ra đời vào năm 1988, gồm 30 cái.
Tiếng chuẩn của Bắc Hàn gọi là 문화어. Quy định về phát âm chuẩn của Bắc Hàn ra đời vào năm 1988.
Phát âm chuẩn của Nam-Bắc Hàn không có sự khác biệt lớn. Khác biệt mang tính ngôn ngữ của Nam-Bắc là tập trung vào từ vựng hơn là phát âm.
음성기관
혀와 입천장
혀 (lưỡi) là cơ quan chuyển động tự do nhất trong tất cả các cơ quan phát âm nên nó là cơ quan đóng vai trò lớn nhất tạo ra nhiều âm thanh.
Lưỡi đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại nhiều nguyên âm. Nếu vị trí lưỡi khác đi thì độ lớn khoang họng và cổ khác đi, độ rung của âm thanh cũng trở nên khác từ đó âm vực cũng sẽ khác.
Khi phát âm phụ âm thì phụ thuộc vào việc lưỡi tiếp xúc với bộ phận nào của vòm họng thì sẽ cho ra âm thanh khác nhau.
Lưỡi chia thành 3 phần
설단, 혀끝 (đầu lưỡi)
혓바닥 (thân lưỡi)
Nếu chia thành 2 phần: 전설 (lưỡi trước), 후설 (lưỡi sau) -> dùng pb nguyên âm.
Nếu chia thành 3 phần: 전설 (lưỡi trước), 중설 (lưỡi giữa), 후설 (lưỡi sau) -> dùng pb phụ âm.
설근, 혀뿌리 (gốc lưỡi)
Âm không dùng lưỡi: ㅁ, ㅂ, ㅍ, ㅃ, ㅇ, ㅎ.
입천장 (vòm họng) là bộ phận nằm ở trên khoang miệng, đóng vai trò phân chia khoang miệng và mũi.
치조 (nướu) là lợi nhô lên ở phía sau răng trên. Nướu hợp với đầu lưỡi tạo ra nhiều phụ âm.
경구개.
연구개.
성대와 목젖
성대 (thanh đới) là mô thịt đóng vai trò là cửa giữa khí quản và thanh quản. Khoảng trống giữa thanh đới là thanh môn (성문). Thanh đới chuyển động và điều tiết không khí qua thanh môn.
Chuyển động của thanh đới là khi thanh đới gắn nhẹ vào nhau không khí đi ra từ khí quản do áp lực của không khí nên thanh đới mở ra một ít trong một thời gian ngắn, một lượng nhỏ không khí đi qua sau đó thanh đới lại đóng lại và lặp đi lặp lại với tốc độ rất nhanh.
Âm hữu thanh (유성음) là khi phát âm có sự chuyển động của thanh đới. Âm hữu thanh gồm ㅁ, ㄴ, ㅇ, ㄹ, nguyên âm.
Âm vô thanh (무성음) là khi phát âm không có sự chuyển động của thanh đới. Âm vô thanh gồm ㄱ,ㅋ, ㄲ, ㅂ, ㅍ, ㅃ, ㄷ, ㅌ, ㄸ, ㅈ, ㅊ, ㅉ, ㅅ, ㅆ, ㅎ. ㄱ khi đứng sau nguyên âm, âm mũi, âm chảy -> âm hữu thanh.
목젖 (lưỡi gà) là phần thịt được kéo dài về phía cổ họng nằm ở trong cùng của vòm họng.
구강음 (âm khoang miệng) là những âm được phát âm qua khoang miệng.
비강음 (âm khoang mũi) là những âm được phát âm qua khoang mũi.
음성기관의 모습
음성기관 (cơ quan phát âm) là những cơ quan khác nhau của cơ thể người sử dụng để phát âm. Cơ quan phát âm gồm môi (입술), răng (이), nướu (치조), ngạc cứng (경구개), ngạc mềm (연구개), lưỡi gà (목젖), khoang mũi (비강), khoang miệng (구강), đầu lưỡi (설단), lưỡi trước (전설), lưỡi sau (후설), gốc lưỡi (설근), khoang họng (인두), thanh quản (후두), thanh đới (성대).
조음 tạo ra âm thanh dựa trên cơ quan phát âm. Khi phát âm thì sử dụng những cơ quan phát âm này điều tiết nguồn không khí hợp lý để tạo ra âm thanh.
Âm thanh xuất phát từ phổi (허파) ->khí quản (기관) -> thanh quản (후두) -> khoang họng (인두) -> lưỡi gà (목젖) -> khoang mũi (비강) hoặc khoang miệng (구강).
Thanh đới ở thanh quản và lưỡi ở khoang miệng đóng vai trò nhiều nhất khi phát âm.
Độ mạnh nhẹ cũng không phổ biến nên bỏ qua.