Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN VẢI - Coggle Diagram
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN VẢI
Phương pháp lựa chọn vải
Lựa chọn theo vóc dáng cơ thể
Đối với nam
Dáng người hình tam giác (vai rộng, hông và sườn hẹp)
Mặc quần áo vừa người, không dùng đệm vai dày...
Lựa chọn chất liệu vải cứng
Với vải mềm thì chọn áo không màu
Dáng người hình chữ nhật (đều đặn vai và hông):
Nếu người hơi thấp không nên chọn áo vải kẻ sọc ngang sẽ tăng cảm giác thấp đi
Dáng người hình quả trứng (vai hẹp, xuôi, hông rộng)
ngoài việc chọn áo rộng,
đệm vai dày, quần may vừa người... thì chọn vải mềm nhấn ở cổ áo
Dáng người hình tròn (vai tròn, ngực rộng, bụng to, béo)
Thường là người trung niên, bên cạnh chọn trang phục rộng may hợp người thì vải nên chọn màu sẫm, kẻ sọc nhỏ.
Đối với nữ
Dáng người trung bình (dáng lý tưởng, vai hông cân đối)
Mặc được nhiều chất liệu
Tuy nhiên cũng chọn màu hợp da, loại vải hoa nhỏ màu nhạt hoặc đậm.
Hàng thun khá thích hợp cho người có dáng trung bình.
Dáng người quá cao
Chọn loại vải đứng (không rủ), dày, màu sáng không quá đậm hay quá nhạt (cà phê sữa, hồng, vàng ngà), hoa lớn (dạng rằn ri), sọc ngang, kẻ ô vuông không dùng các loại vải mềm nhũn bó sát người như thun, lanh, màu tối (đen, tím, nâu...), hoa nhỏ...
Dáng người quá gầy (ốm)
Nên chọn những loại hàng sang trọng, chọn hàng vải dày, cứng, xốp, hoa lớn (sọc lớn), màu sáng (tránh mặc màu sậm hoặc tối), kẻ sọc ngang kết hợp với thiết kế dúm xếp ply..
Dáng người quá béo (mập)
Dùng vải mềm, mịn, tránh dùng những màu chói,
Nên dùng những màu sẫm hoặc trung gian như cà phê sữa, xanh lam, xanh cổ vịt...
Không mặc vải hoa lớn, ren lớn hoặc có dúm, không dùng những vải bóng loáng.
Dáng người quá thấp
Tránh chọn vải mềm rũ, mỏng, kẻ sọc ngang, có hoa nhỏ
Có thể mặc màu nhạt nhưng cũng không quá nhạt (nên mặc màu sậm hoặc trung hòa,
không mặc màu sáng chói hoặc vải có nhiều màu)
Không sử dụng vải khô cứng, dày, trang trí rườm rà, dún..
Dáng người vai rộng
Nếu mảnh khảnh dáng người trung bình chọn được hầu hết
các loại trang phục
Nếu dáng người đầy đặn chọn vải kẻ sọc đứng
Dáng người hình mũi nhọn (lớn phía trên nhỏ phía dưới)
Vải không nên có hoa văn lớn, màu sắc rực rỡ
Đối với trẻ em
Chọn vải mềm, thoát mồ hôi như sợi bông, màu sắc và họa tiết tươi vui, sinh động phù hợp với tính hồn nhiên, dễ thương của trẻ em
Về mùa hè chọn các mặt hàng bông 100%, lanh hoa, thun hoa, khaki hoa
Bên cạnh đó có thể chọn vải voan hay tơ tằm vì
may được nhiều kiểu dáng khác nhau.
Lựa chọn theo loại trang phục
Trang phục lót
Yêu cầu của trang phục lót là phải mặc sát người, giữ vệ sinh thân thể, cử động dễ dàng
Lựa chọn tốt nhất là các hàng hàng dệt kim mỏng đàn hồi cao (vải thun) bằng sợi cotton mềm mại, có độ hút ẩm, độ đàn hồi cao.
Trang phục mặc thường ngày
Dựa vào điều kiện kinh tế (giá thành), sở thích (cá nhân), môi trường sinh sống, tập quán... để chọn lựa chất liệu, màu sắc, hoa văn... cho phù hợp
Trang phục khoác ngoài
Trang phục khoác ngoài có nhiệm vụ giữ ấm mặc vào mùa đông
Chọn các loại vải màu sẫm, dày, có độ xốp, có khả năng giữ nhiệt tốt như len, pha len, dạ, vải dệt kim
dày, vải da, giả da...
Bảo vệ và làm đẹp cơ thể mặc vào xuân nên chọn các loại vải nhẹ, có màu sáng, hút ẩm cao.
Trang phục bảo hộ lao động
Chịu được các tác động của điều kiện khắc nghiệt như nắng, mưa, gió, bụi, vi trùng, dầu mỡ, chất độc hại...
Tạo sự tiện nghi tối đa có thể đối với người mặc.
Trang phục thể thao
Đối với vận động viên bơi lội, thể dục với yêu cầu quần áo sát người, ôm khít... nên chọn vải dệt kim, co dãn tốt, màu sắc nổi bật...
Đối với vận động viên bóng đá cần rộng, sự thoải mái, thoáng, thấm hút mồ hôi, co dãn và bền.
Trang phục dạ hội
Trang phục mặc vào những ngày lễ hội truyền thống thì mặc theo phong tục địa phương nơi đó
Trang phục ngày lễ tết, cưới hỏi, dạ tiệc nam mặc comple nên chọn loại vải hơi dày, ít nhàu
Với nữ mặc vải mỏng, nhẹ, mềm, màu sắc và kiểu dáng đa dạng như lụa, mouselin, nhung the...
Riêng với ngày cưới, cô dâu chọn các loại vải để may đồ cưới nên chọn các loại vải sáng đẹp như lụa, ren, chiffon, taffeta
Trang phục lễ tân mặc vào buổi tối, tiếp khách sử dụng các loại vải quí, đẹp...
Bảo quản vải
Những tác nhân gây hao mòn vải
Do tác dụng của mài mòn
Vải bị phá hủy từng phần, khối lượng giảm nhanh
Sự mài mòn thường xảy ra tại những vị trí xung yếu tiếp xúc hoặc chịu tác dụng lực nhiều, quá trình này làm vải mỏng dần đi dẫn đến bị thủng hay rách.
Độ bền mài mòn (khả năng chịu được ma sát) xét theo thứ tự cao nhất là polyamid -> các xơ tổng hợp -> các xơ cellulose -> các xơ protide.
Độ săn, kiểu
dệt... cũng ảnh hưởng đến độ hao mòn của vật liệu
Do tác dụng ánh sáng và khí quyển
Gây phá hủy vật liệu do các phản ứng ôxy hóa, phân hủy và tổng hợp
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hao mòn của ánh sáng và khí quyển là thành phần cấu tạo xơ sợi, chiều dày, kiểu dệt, thuốc nhuộm...
Do tác dụng giặt và ủi
Quá trình giặt vải chịu tác dụng của hóa chất kết hợp với vò giũ mạnh
Quá trình phơi khô vải chịu tác dụng của ánh sáng khí quyển.
Quá trình sấy, ủi vải chịu tác dụng của nhiệt độ cao và lực tác dụng.
Hao mòn do tác dụng của vi sinh vật
Nguyên nhân vi sinh vật tấn công sợi vải là do vải có độ ẩm thấp, dính nước hay thực phẩm đồng thời trong điều kiện có dưỡng khí.
Mức độ phá hủy của xơ sợi khi bị vi sinh vật tấn công
Dễ bị phá hủy: xơ bông, xơ libe, xơ visco, amoniac đồng
Ít bị phá hủy: tơ tằm, xơ len, xơ fortisan
Bền vững (ít bị phá hủy): xơ nylon, xơ terilen, xơ orlan, xơ acetate, xơ polyetylen, xơ thủy tinh, xơ amian
Tẩy rửa một số vết bẩn trên vải
Bản chất vết bẩn là gì để lựa chọn tác nhân tẩy cho phù hợp
Bản chất của vải là gì (nguồn gốc xơ sợi, kiểu dệt, màu sắc, giá trị của vải) để chọn hoá chất
Loại hoá chất dùng để tẩy có sử dụng được cho loại vải bị bẩn không
Vết bẩn do phấn chì, bụi gây ra dùng xà phòng và nước để tẩy, trường hợp không tẩy được thì dùng dung dịch H2SO4 nồng độ 0,5g/l để tẩy tiếp, ngay sau đó phải giũ sạch bằng nước (nồng độ acid tăng lên khi ở trạng thái khô có thể phá huỷ vải đặc biệt là vải bông).
Vết bẩn do dầu máy dùng benzen hoặc xăng để tẩy, ngoài ra có thể dùng một miếng vải lót dưới rồi dùng bàn ủi nóng ủi lên để khô vết bẩn rồi tẩy sạch bằng xà phòng
Vết bẩn do mực bút bi: phần lớn dùng cồn 90 độ để tẩy
Đối với vải màu trắng: dùng nước javel nồng độ 0,5g/l để tẩy sau đó xả bằng nước lạnh
Đối với vải màu: tuyệt đối không dùng nước javel (bởi làm loang màu)
Người ta thường dùng thuốc tím để tẩy sau đó khử thuốc tím bằng dung dịch acid nhẹ(chanh hoặc giấm) rồi xả bằng nước lạnh
Vết bẩn do rỉ sắt: dùng acid nhẹ (chanh hoặc giấm) sát lên chỗ rỉ, rắc muối lên, để trong khoảng 12 giờ sau đó xả sạch bằng nước lạnh
Vết bẩn là đường và bánh ngọt
Tẩy bằng nước nóng
Dùng xà phòng hoặc xăng
Vết bẩn là cà phê, nước trà
Nếu vừa dính bẩn thì có thể dùng nước sạch vò nhanh sẽ hết
Trong trường hợp đã lâu, tẩy vết bẩn này bằng cách trộn lòng đỏ trứng gà với glycerin rồi dùng dung dịch borax (H3PO3) 10%, giặt trong nước sôi và xả sạch bằng nước lạnh.
Có thể dùng dung dịch amomium loãng cùng phèn để lau vết bẩn.
Hàng len chỉ cần dùng glycerin là giặt sạch
Vết bẩn mốc, ố, thâm kim: dùng xà phòng giặt sạch sau đó ngâm khoảng 1 giờ trong nước ấm có nhỏ vài giọt NH4OH rồi xả sạch bằng nước lạnh
Ủi vải
Thông số ủi
Nhiệt độ
Với các loại xơ tự nhiên nhiệt độ ủi khá cao trong khi xơ tổng hợp (trừ PET) khá thấp
Phụ thuộc vào bản chất nguyên liệu
Nếu ủi quá nhiệt có thể giảm bền, biến dạng thậm chí phá hủy vải
Áp suất
Thể hiện qua lực ép khi ủi
Lực ép lớn trong khi di chuyển bàn ủi quá chậm cũng gây ra hiện tượng quá nhiệt đối với vải
Độ ẩm
Một số loại vải cần phải có sự xuất hiện của nước hoặc hơi nước giúp xơ sợi nhanh duỗi thẳng
Thời gian ủi
Là yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ ủi
Ủi thời gian quá lâu cũng
gây hư hại cho vải
Nguyên tắc ủi
Xác định loại vải cần ủi để thiết lập nhiệt độ cũng như cơ chế ủi phù hợp
Xác lập nhiệt độ ủi dưới giới hạn cho phép đối với mỗi loại vải
Kiểm tra nhiệt độ mặt bàn ủi thông qua việc ủi thử (không ủi ngay lên sản phẩm và tuyệt đối không dùng tay để kiểm tra nhiệt bàn ủi)
Ủi tuân đúng quy cách theo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, thời gian quy định
Ủi theo quy trình của mỗi loại sản phẩm
Đối với vải pha cần xác lập cơ chế ủi theo thành phần xơ sợi có nhiệt độ thấp nhất hoặc ở khoảng giữa hai thành phần
Cách ủi một số vải thường gặp
Vải bông
Có thể ủi khô hoặc ủi hơi càng tốt
Ủi hai mặt trái và phải ở nhiệt độ từ 180-200oC.
Vải lanh
Có nhu cầu ủi rất cao để giữ nếp và nhiệt độ ủi cao nhất trong các loại vải
Quy cách ủi như vải bông
Vải len dạ
Có cơ chế ủi đặc biệt, cần ủi mặt trái qua lớp vải lót
Nếu vải len có nhiều lông cần đặt một tấm vải lót khô bên dưới tấm vải ướt để lông không bị dập
Nhiệt độ ủi khoảng 165-190 độ C
Vải sợi tơ tằm
Ủi thẳng trên vải hay qua một lớp vải lụa mỏng
Một số có thể ủi thông qua lớp vải ướt nhưng một số không thể vì có thể làm loang vải
Nhiệt độ ủi 140-160 độ C
Vải xơ nhân tạo (visco, acetate)
Ủi thẳng lên vải
Có thể sử dụng vải lót (lụa hoặc bông) trên mặt phải của sản phẩm
Vải polyamide
Ủi khô dưới nhiệt độ thấp (loại vải này ủi phải rất cẩn thận)
Vải polyester
Ủi như hàng len dạ
Xếp ủi giữ lâu và chỉ giữ được nếp ở nhiệt độ cao
Các lỗi vải thường gặp
Loang màu
Thủng lỗ
Chiều vải và các phần vải ngược nhau
Cấu trúc hoa văn không đều hoặc méo
Vết bẩn do dầu, bụi....
Lỗi co dãn
Dạt sợi trong vải dệt thoi
Gút sợi
Sọc ngang trong vải dệt kim
Hiện các đốm do mất tuyết
Sai khổ vải
Xước vải
Các lỗi về in thêu