Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ - Coggle Diagram
TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ
Chương 2: Quá trình nhận thức
Quá trình Tri giác (Perception)
Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI GIÁC
Phản ánh đầy đủ, trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài sự vật, hiện tượng theo cấu trúc nhất định (kết quả của cảm giác và kinh nghiệm).
Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể
Phản ánh trực tiếp các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động vào các giác quan
VAI TRÒ CỦA TRI GIÁC
Dựa vào hình ảnh của tri giác, con người điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với sự vật, hiện tượng.
Hình ảnh của tri giác là nguồn nguyên liệu phong phú cho hoạt động nhận thức bậc cao: tư duy, tưởng tượng và sáng tạo.
Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hoạt động của con người trong thế giới khách quan
Quan sát – hình thức cao nhất của tri giác đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu khoa học.
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TRI GIÁC
Quy luật tổng giác
Ảo ảnh tri giác
Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Quá trình Tư duy (Thinking)
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết
ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY
Tính có vấn đề của tư duy
Tính khái quát của tư duy
Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Tư duy có mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
Quá trình Cảm giác (Sensation)
Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan của con người
ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM GIÁC
Phản ánh thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng, chưa phản ánh đầy đủ, trọn vẹn sự vật, hiện tượng.
Phản ánh trực tiếp sự vật hiện, hiện tượng khi chúng đang tác động vào các giác quan
VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC
Cảm giác là kênh thu nhận thông tin phong phú từ thế giới xung quanh để cung cấp nguyên liệu cho quá trình nhận thức cao hơn.
Cảm giác giữ cho não bộ ở trạng thái hoạt hóa, đảm bảo cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý đơn giản nhất, là mắt xích đầu tiên trong mối quan hệ giữa con người với môi trường.
Cảm giác giúp con người làm phong phú tâm hồn nhờ trải nghiệm về thế giới xung quanh.
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA CẢM GIÁC
Quy luật thích ứng của cảm giác
Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác
Quy luật ngưỡng cảm giác
Quá trình Tưởng tượng (Imagination)
Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng nên hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯỞNG TƯỢNG
Tưởng tượng và tư duy tạo ra tương lai (imagination and thoughts create our future)
Tưởng tượng kích thích đổi mới và sáng tạo (Imagination stimulates creativity and innovation)
Tưởng tượng khơi dậy đam mê (Imagination ignites passion)
Tưởng tượng là diệu kỳ (Imagination is magical)
Tưởng tượng là nền tảng của mọi phát minh và đổi mới (Imagination is the foundation of all invention and innovation)
CÁC CÁCH SÁNG TẠO HÌNH ẢNH MỚI TRONG TƯỞNG TƯỢNG
Liên hợp
Loại suy
Chắp ghép
Nhấn mạnh
Thay đổi kích thước số lượng của sự vật, hiện tượng
Khái quát về quá trình nhận thức
Quá trình nhận thức là quá trình thu nhận, lưu giữ và sử dụng thông tin qua các giác quan, trải nghiệm, tư duy để định hướng hành vi của con người và giúp con người đưa ra các quyết định hoặc phản ứng phù hợp.
Quá trình nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người, chi phối suy nghĩ và hành động của con người.
Quá trình nhận thức giúp con người hiểu rõ về thế giới và tương tác an toàn với môi trường xung quanh.
Quá trình nhận thức gồm nhiều quá trình khác nhau như chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy, v.v., giúp con người phát triển trí tuệ và kinh nghiệm.
Nhận thức LÝ TÍNH
Nhận thức LÝ TÍNH phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của sự vận, hiện tượng.
Tư duy
Ngôn ngữ
Tưởng tượng
Nhận thức CẢM TÍNH
Nhận thức CẢM TÍNH phản ánh những thuộc tính bên ngoài, đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Cảm giác
Tri giác
Quá trình Trí nhớ (Memory)
Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÍ NHỚ
Sản phẩm của trí nhớ là các biểu tượng: mang tính chất trực quan và khái quát.
Trí nhớ là một hoạt động tâm lý phức tạp gồm hiều hành động: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại.
Phản ánh sự vật, hiện tượng đã tác động - trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRÍ NHỚ
Lưu giữ: Bộ não lưu trữ thông tin đã được mã hoá
Truy xuất: Bộ não tái hiện thông tin đã được lưu trữ để xử lý các vấn đề/tình huống trong cuộc sống.
Ghi nhớ: Bộ não tiếp nhận và mã hoá thông tin
KỸ THUẬT DUY TRÌ TRÍ NHỚ
GHI/LƯU LẠI các thông tin đã thu nhận.
LIÊN KẾT thông tin mới với thông tin đã ghi nhận và mã hoá.
NHẮC/LẶP LẠI những thông tin đã thu nhận bằng các giác quan: tên người, địa chỉ, số điện thoại, ý tưởng mới v.v.
CHIA THÔNG TIN thành nhiều phần nhỏ
Chương 3 :Các quy luật tâm lý ứng dụng trong thiết kế hệ thống kỹ thuật :
LÝ THUYẾT DAO CẠO CỦA OCCAM
Điều gì có thể được giải thích bằng ít giả thuyết hơn thì lại được giải thích một cách vô ích bằng nhiều giả định hơn
Luật Hick - Hyman
Nhiều tùy chọn hơn, nhiều vấn đề hơn.
Hiệu ứng Von Restorff
Khi có nhiều đối tượng tương tự, cái khác với phần còn lại có nhiều khả năng được nhớ lâu nhất.
Luật Gestal
Luật TƯƠNG TỰ (Law of Similarity)
Luật LIÊN TỤC (Law of Continuity)
Luật GẦN KỀ/BÊN (Law of Proximity)
Luật KHÉP KÍN (Law of Closure)
Luật HÌNH - NỀN (Law of Figure and Ground)
Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A.Maslow
Khi nhu cầu này được thỏa mãn, nhu cầu khác trở nên bức thiết hơn
Khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn, nhâu cầu này không còn là động lực thúc đẩy hoạt động của con người.
Con người không bao giờ thỏa mãn đầy đủ các loại nhu cầu vì sự mong muốn của con người là vô tận.
Chương 1: Nhập môn Tâm lý học Kỹ sư
Tâm lý học
Khái Niệm
Tâm lý học kỹ sư áp dụng các nguyên tắc, quy luật tâm lý vào thiết kế/vận hành máy móc, thiết bị và công nghệ sao cho phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất với khả năng và giới hạn tâm lý của người sử dụng
Tâm lý học kỹ sư là khoa học liên ngành: con người (human), khoa học lao động (ergonomics) và công nghệ (technology).
Tâm lý học kỹ sư là một chuyên ngành của Tâm lý học ứng dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với các yếu tố khác của hệ thống (máy móc, thiết bị và công nghệ)
Nhiệm Vụ
Nghiên cứu cách thức thiết kế/vận hành máy móc, thiết bị, công nghệ phù hợp, an toàn và thân thiện với người sử dụng
Nghiên cứu cách con người tương tác, sử dung máy móc, thiết bị và công nghệ
Nghiên cứu nhu cầu của con người đối với máy móc, thiết bị và công nghệ
Áp dụng các nguyên tắc/quy luật tâm lý vào thiết kế và vận hành các máy móc, thiết bị và công nghệ
Giảm thiểu các rủi ro, tai nạn khi con người sử dung máy móc, thiết bị và công nghệ
Khái quát về Tâm lý học Kỹ sư
ĐỊNH NGHĨA
Khoa học nghiên cứu
Hiện tương tâm lý
BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
Tâm lý người mang tính chủ thể
Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
TRẠNG THÁI TÂM LÝ
THUỘC TÍNH TÂM LÝ
QUÁ TRÌNH TÂM LÝ
Hành vi
Đời sống tinh thần
ĐẶC ĐIỂM
Gần gũi, quen thuộc.
Hiện tượng tâm lý người là các hiện tượng
tinh thần.
Kích thích, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của cá nhân hoặc tập thể
Các yếu tố con người ảnh hưởng tới thiết kế hệ thống kỹ thuật