Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc - Coggle…
Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian từ những người tản cư ở Gia Lâm
"Cổ ông lão nghẹn đứng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được."
Miêu tả ngoại hình để gợi nội tâm của nhân vật
Nỗi đau quá lớn, như một cú sốc tâm lý, ông mất bình tĩnh, không làm chủ được cảm xúc của mình
Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn chưa có tin cái tin ấy
Câu hỏi của ông lão "Liệu có thật không hở bác?", "Hay là chỉ là...." thể hiện sự nghi ngờ, băn khoăn
"Nhưng rồi những người tản cư kể lại rành rọt quá, lại khẳng định "họ vừa từ dưới ấy lên" nên ông lão không thể không tin"
Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm, trở thành nỗi ám ảnh, dày vò, day dứt
Nghe người khác chửi bọn Việt gian, ông "cúi gằm mặt xuống mà đi, chỉ sợ người khác phát hiện ra"
Về tới nhà, ông "nằm vật ra giường" rồi tủi thân nhìn mấy đứa con, "nước mắt ông cứ giàn ra"
Khẳng định nỗi đau đớn, xót xa khi ông nghĩ đến tương lai của các con, của gia đình
"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?"
Cuộc đấu tranh nội tâm đã diễn ra gay cấn, kịch tính
Ông lão đã cất tiếng chửi, tâm trạng căm phẫn và tức giận tột cùng
Sau đó ông lại băn khoăn, nghi ngờ tin đồn vì ông vẫn không thể tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian
Tuy nhiên, trước những chứng cứ rõ ràng thì ông lại không thể không tin
Cuộc đấu tranh nội tâm, tin dữ kia trở thành nỗi ám ảnh, giằng xé tâm can, làm cho ông lão rơi vào bế tắc
Trong những ngày ở nhà
Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài, lúc nào cũng thấy nơm nớp lo sợ, đề phòng
Hễ thấy đám đông nhác tới 2 từ "Việt gian", "cam nhông", ông lại tự nhủ "Thôi lại chuyện ấy rồi!"
Tác giả diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong suy nghĩ của ông Hai cũng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc
Khi nghe tin làng Dầu theo giặc, tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai đã có một cuộc xung đột nội tâm gay gắt
Đó là sự tổn thương sâu sắc về tinh thần mà ông lão phải chịu đựng
Ông Hai đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông
"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"
Tình yêu đát nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm với làng quê
Nhưng dù đã xác định như thế, ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình với làng quê, vì thế ông càng đau xót, tủi hổ
Cuộc trò chuyện với đứa con
Ông hỏi con những điều đơn giản như "Nhà ta ở đâu", "Là con ai" - thể hiện tình yêu làng sâu nặng không thể đổi thay
Ông muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của đứa con về tình cảm với làng, ông muốn con khắc cốt ghi tâm "Quê hương ông là làng Chợ Dầu"
Đối với cụ Hồ và kháng chiến
Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ
Tình cảm ấy là sâu nặng, thiêng liêng. Đó là tấm lòng chung thành "trước sau như một"
Đoạn văn đã diễn tả cảm động nỗi lòng sáu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai với cách mạng và kháng chiến
Nước mắt của ông lão cứ tự nhiên chảy ròng ròng khi nghĩ về làng
Ông ôm khít con vào lòng - đó là nỗi đau - nỗi đau của một người coi danh dự của "Làng" như danh dự của bản thân. Mọi buồn vui của làng đề chi phối những cảm xúc, tâm trạng của ông
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với bản thân, tự giãi bày nỗi lòng của mình, ta thấy rõ ông Hai có tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu, cụ Hồ, với cách mạng và kháng chiến.