Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHÀN - Coggle Diagram
NHÀN
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Cặp câu đề: phong thái sống ung dung, thảnh thơi của nhà thơ
-
"dầu ai vui thú nào": ông không bận tâm đến lối bon chen, chạy đua danh lợi của người đời
Điệp từ "một" + phép liệt kê những công cụ lao động thô sơ thể hiện sự chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo và dáng vẻ ung dung tự tại, thanh thản của con người, của một "lão nông tri điền"
=> Quan niệm về cuộc sống ung dung, nhàn tản, vô sự trong lòng
Cặp câu thực: sống thuận theo tự nhiên, không mưu cầu danh lợi
"chốn lao xao": chốn cửa quyền, con đường hoạn lộ đầy thủ đoạn, bon chen, luồn lọt, sát phạt nhau
-
"nơi vắng vẻ": nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn
=> Tác giả tìm về với thiên nhiên, thoát khỏi vòng danh lợi để giữ vẹn nhân cách thanh cao. Cách nói ngược "dại" - "khôn" tràn đầy ý vị, sâu sắc
"Ta dại" - "người khôn": cách nói khẳng định châm ngôn sống của tác giả, pha chút mỉa mai
-
Cặp câu luận: cuộc sống đạm bạc, thanh cao, hòa nhập với thiên nhiên
Hai câu thơ vẽ nên bức tranh tứ bình nhẹ nhàng, trong sáng, mùa nào thức ấy hòa hợp với thiên nhiên
=> Một cuộc sống đạm bạc nhưng không khắc khổ mà thanh nhã, thanh nhàn, chan hòa và gần gũi với thiên nhiên. Nhàn hạ, đạm bạc mà thanh cao, thuận theo tự nhiên
-
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Cuộc đời (1491-1585)
1535: đỗ Trạng Nguyên, làm quan dưới triều Mạc
Là người thẳng thắn, cương trực, có học vấn uyên bác, được suy tôn là Tuyết Giang phu tử
Quê: làng Trung Am, Hải Phòng
Phong tước Trình Tuyền Hầu, Trình Quốc Công -> Trạng Trình
-
Sự nghiệp văn chương
-
Mang đậm chất triết lý, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán thói xấu trong XH
-
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Sử dụng ngôn từ mộc mạc, tự nhiên, giàu chất triết lý
Sử dụng phép đối, điển cố
Ý nghĩa
Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn, coi nhường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao của tác giả