Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 5: HIỆU QUẢ CÁ NHÂN VÀ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH - Coggle Diagram
CHƯƠNG 5: HIỆU QUẢ CÁ NHÂN VÀ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
Quản trị thời gian
Khái quát về thời gian và quản trị thời gian
(Overview of time and time management)
Thời gian (Time)
Là một nguồn tài nguyên quý giá, thời gian của người quản lý phải được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Các công việc cần được lên lịch và xếp loại ưu tiên, phân định rõ các việc quan trọng và khẩn cấp
Quản trị thời gian (Time management)
Là quá trình phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất
Quản trị thời gian hiệu quả liên quan đến: Mục tiêu hoặc thiết lập mục tiêu, Lập kế hoạch hành động, Ưu tiên, Tập trung, Sự khẩn cấp, Tổ chức
Lợi ích của quản trị thời gian
Nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất của cá nhân và tập thể
Tăng lượng “thời gian riêng tư” cho mỗi cá nhân
Giảm bớt áp lực trong công việc
Tăng niềm vui trong công việc
Nâng cao sức sáng tạo
Có thể dự trù được nhiều việc cho kế hoạch tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn)
Nhiệm vụ quản trị thời gian
Xác định mục tiêu (Identifying objectives): phân loại những gì phải làm, những gì có thể làm và những gì muốn làm. Những việc khẩn cấp không phải lúc nào cũng quan trọng
Ưu tiên và lên lịch (Planning and controlling): Tiến độ cần được kiểm tra thường xuyên để kiểm soát sự gián đoạn bất ngờ; các mục khẩn cấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước
Lập kế hoạch kiểm soát (Prioritising and scheduling): đánh giá các mức độ quan trọng của nhiệm vụ và ước tính thời gian cần thiết thực hiện
Nguyên tắc quản trị thời gian (Principles of time management)
Mục tiêu (Goals)
Phải ước lượng thời gian hợp lý
Phải thực tế
Phải khả thi
Đo lường được
Phải cụ thể
Kế hoạch hành động (Action plans)
Lập “to do list”: Lập thời gian biểu bằng một văn bản cụ thể, những việc phải làm cần được thiết lập, ưu tiên những việc cần làm gấp
Tránh mất thời gian cho những công việc chưa cần làm gấp và tập trung vào những việc quan trọng nhất
Có thể xem lại “to do list” và sắp xếp lại các mục ưu tiên cần làm vào hôm sau
Những việc quan trọng nên thực hiện vào khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày
Những vấn đề ưu tiên (Priorities)
Trong quá trình lập kế hoạch hành động (xây dựng “to do list”) cần ưu tiên cho các mục tiêu quan trọng
Xác định từng mục tiêu quan trọng cho từng thời điểm
Tập trung thực hiện xong từng mục tiêu theo từng thời điểm mà kế hoạch đã xây dựng
Tập trung (Focus)
Làm một việc tại một thời điểm cho đến khi hoàn thành, nếu có thể
Sự khẩn cấp (Urgency)
Xác định mục tiêu ưu tiên và mục tiêu gấp rút (cần làm gấp) trong “to do list”
Không trì hoãn, cố gắng hoàn thành mục tiêu đúng hạn
Làm việc đúng không bằng làm đúng việc
Có tổ chức (Organization)
Môi trường lộn xộn sẽ kém hiệu quả
Sự bừa bộn có thể chi phối đến sự tập trung trong công việc
Mất nhiều thời gian tìm kiếm các thứ mình cần
Môi trường lộn xộn làm giảm cảm giác tự tin và động lực
Cải thiện tổ chức công việc
Act: Hành động ngay lập tức
Bin: Loại bỏ những thứ không liên quan, không có giá trị
Create: Lập kế hoạch xác định công việc
Deligate: Ủy quyền cho người khác xử lý
Cải thiện quản trị thời gian (Improving time management)
Lên kế hoạch mỗi ngày (Plan each day)
Chuẩn bị kế hoạch dài hạn (Produce a long-term plan)
Không sẵn sàng cho tất cả mọi người, mọi lúc (Do not be available to everyone at all time)
Kiểm soát điện thoại (Stay in control of the telephone
Ưu tiên (Prioritisation)
Ba nguyên tắc chính
Quản lý thời gian hiệu quả = Việc quan trọng làm trước + Kết thúc từng việc một + Chia nhỏ ra, làm việc nhỏ, dễ trước
Ma trận Eisenhower
Do (Khẩn cấp+Quan trọng): thực hiện ngay lập tức
Decide (Không khẩn cấp+Quan trọng): lập kế hoạch thực hiện công việc
Delegate (Khẩn cấp+Không quan trọng): có thể ủy quyền cho người khác làm giúp không
Delete (Không khẩn cấp+Không quan trọng): không nên thực hiện những công việc này
Khác biệt giữa "Khẩn cấp" và "Quan trọng"
“Công việc khẩn cấp” đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức của bạn, nhưng bạn có làm ngay hay không chưa chắc đã trở thành vấn đề
“Công việc quan trọng” là nếu như không làm – chúng có thể gây ra những kết quả nghiêm trọng cho bạn hoặc người khác
Lập kế hoạch làm việc (Work planning)
Khái niệm
Kế hoạch làm việc có nghĩa là lập kế hoạch làm thế nào, khi nào và bởi ai, nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra một cách hiệu quả
Các bước
Phân bổ công việc cho người và máy móc
Xác định thứ tự thực hiện các hoạt động
Xác định chính xác thời điểm mỗi hoạt động sẽ được thực hiện
Kiểm tra và kiểm soát nhằm đảm bảo đúng thời gian
Vai trò của công nghệ thông tin (The role of information technology)
Thông tin di động (Mobile): là thông tin được truyền qua hệ thống viễn thông thông qua thiết bị di động
Bảng tin máy tính: là các thông báo, tin nhắn dưới dạng số trên máy tính (máy chủ), nơi con người có thể gửi và đọc thông tin
Hội nghị trực tuyến: là việc sử dụng máy tính và công nghệ truyền thông để thực hiện các cuộc họp
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI): Dữ liệu được lưu trữ trên server hay mạng nội bộ, cho phép người có thẩm quyền có thể truy cập ở bất cứ đâu, giúp hạn chế giấy tờ, in ấn, mang vác
Giao tiếp tại nơi làm việc
Giao tiếp trong tổ chức (Communication in the organization)
Khái niệm
Giao tiếp: là một quá trình hoạt động truyền hoặc trao đổi thông tin và cung cấp thông tin phản hồi. Nó là cần thiết để chỉ đạo và phối hợp các hoạt động
Tầm quan trọng của giao tiếp
Là điều kiện để tồn tại và phát triển
Tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và hiểu chính bản thân
Tạo mối quan hệ và văn hóa công sở
Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch
Cân bằng cảm xúc
Phát triển nhân cách
Hướng giao tiếp
Giao tiếp theo chiều dọc (Vertical): hương lên và xuống 1 chuỗi liên tục từ cấp trên đến cấp dưới và ngược lại
Giao tiếp theo chiều ngang (Horizontal or later): giữa những người có cùng cấp bậc, trong cùng bộ phận hoặc phòng ban, hoặc trong các bộ phận, phòng ban khác nhau
Giao tiếp liên ngành (Interdepartmental): bởi những người có cấp bậc khác nhau có thể mô tả là giao tiếp chéo
Các mô hình giao tiếp
Mô hình vòng tròn: tốc độ giải quyết vấn đề nhanh nhất, lãnh đạo C, sự hành lòng thấp nhất
Mô hình chuỗi: tốc độ giải quyết vấn đề nhanh thứ 2, lãnh đạo C, sự hành lòng cao thứ 3
Mô hình chữ Y: tốc độ giải quyết vấn đề nhanh thứ 3, lãnh đạo C (ít hơn so với bánh xe và Y), sự hành lòng cao thứ 2
Mô hình bánh xe: tốc độ giải quyết vấn đề chậm nhất, lãnh đạo không có gì nổi bật, sự hành lòng cao nhất
Quy trình giao tiếp chính thức (Formal communication processes)
Quá trình giao tiếp
Người gửi (Sender) -> Mã hóa (Encode) -> Phương tiện (Medium) -> Giải mã (Decode) -> Người nhận (Receiver) -> Trả lời (Response)
Đặc điểm cần có của hệ thống giao tiếp
Rõ ràng (Clarity): người nhắn phải nhận biết được năng lực của người nhận để sử dụng từ ngữ phù hợp nhất
Người nhận (Recipient): phải được xác định rõ ràng, nên chọn phương tiện phù hợp để tránh sự méo mó trong truyền tin
Phương tiện trung gian (Medium): kênh và phương tiện được chọn đảm bảo tin nhắn đến đối tượng mục tiêu
Kịp thời (Timing): thông tin phải được cung cấp kịp thời, sẽ mang lại lợi ích hơn
Giao tiếp hiệu quả
Hướng đến người phù hợp (Directed to appropriate people)
Thông tin phù hợp, không quá nhiều (Relevant to their needs)
Thông tin chính xác, đầy đủ (Accurate and complete)
Kịp thời (Timely)
Linh hoạt (Flexible)
Hiệu quả trong việc truyền đạt ý nghĩa (Effective in conveying meaning)
Chi phí hiệu quả (Effective cost)
Kênh truyền thông không chính thức (Informal communication channels)
Khái niệm
Kênh truyền thông không chính thức (thân thiện): cung cấp các thông tin cho hệ thống chính thức (trang trọng)
Tầm quan trọng
Cập nhật thông tin nhanh chóng (sớm hơn hệ thống chính thức)
Liên quan đến tổ chức không chính thức
Liên quan đến chính sách nội bộ, mà có thể không được phản ánh trong các giao tiếp chính thức
Có thể bỏ qua quản lý các bí mật
Kỹ năng giao tiếp (Interpersonal skills)
Là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều
Lắng nghe (Listening): lắng nghe trong giao tiếp là giải mã và nhận thông tin
Giao tiếp phi ngôn ngữ: ngôn ngữ cơ thể (Non-verbal communication: Body language)
Quan sát (Observation)
Là một kỹ thuật thu thập dữ liệu quan trọng thông qua các tri giác như nghe, nhìn,…. Có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả của các thủ tục hoặc để thiết lập chính xác các quy trình đã có và đang được sử dụng
Rào cản trong giao tiếp (Barriers to communication)
Khái niệm
Bao gồm “noise” (nhiễu) từ môi trường, các thông điệp được mã hóa hoặc giải mã kém (méo mó) và sự thất bại trong cách hiểu do mối quan hệ tương đối của người gửi và người nhận
Lỗi chung trong quá trình giao tiếp
Differences (Sự khác biệt về nền tảng XH, chủng tộc)
Distorsion of omission (Sự sai lệch hoặc bỏ sót thông tin)
Misunderstanding (Hiểu lầm)
Non-verbal signs (Dấu hiệu phi ngôn ngữ)
Overload (Quá tải)
People (Mọi người chỉ nghe những gì họ muốn nghe)
Khó khăn về giao tiếp trong công việc
Trạng thái (Status): của người gửi và người nhận thông tin
Biệt ngữ (Jargon)
Nghi ngờ (Suspicion)
Ưu tiên (Priorities)
Báo cáo chọn lọc (Selective reporting)
Sử dụng (Use)
Thời gian (Timing)
Cơ hội (Opportunity)
Xung đột (Conflict)
Khác biệt cá nhân (Personal differences)
Phương thức giao tiếp (Communication methods)
Điện thoại (Telephone)
Giao tiếp mặt đối mặt mà không cần thời gian di chuyển
Cuộc điện thoại mang tính cá nhân hơn một cuộc phỏng vấn nhưng nên tiết kiệm thời gian
Bảng ghi chú (Noticeboard)
Truyền thông tin với giá rẻ cho nhiều người
Một bảng thông báo có thể cung cấp nhiều loại thông tin cho bất kỳ hoặc tất cả nhân viên
Lá thư (Letter)
Thông tin liên lạc bên ngoài/hồ sơ bí mật
Một lá thư là một phương pháp linh hoạt để cung cấp một hồ sơ bằng văn bản
Tin nhắn (Email)
E-mail
Tiếp cận số lượng lớn người ở một số trang web / quốc gia
Bài báo cáo (Report)
Giải thích các sự kiện và lập luận phức tạp
Một báo cáo cho phép mọi người nghiên cứu tài liệu trong thời gian của riêng họ
Gặp mặt trực tiếp/ cuộc họp (Face to face/meetings)
Tạo ý tưởng mới - Phản hồi tại chỗ - Truyền bá thông tin nhanh chóng
Mọi người có thể “nảy ý tưởng” cùng nhau
Đồng đội
(Teambriefing)
Tăng sự cam kết và hiểu biết về lực lượng lao động
Một cuộc họp giao ban nhóm mang tính chất cá nhân hơn là một bảng thông báo
Hội nghị (Conference)
Tiếp cận các thành viên ở một phạm vi rộng
Hội nghị cho phép các thành viên có cơ hội thảo luận và hiểu những gì tổ chức đang làm
Phỏng vấn (Interview)
Giao tiếp một cách chính thức và bí mật
Các cuộc phỏng vấn tốn kém về thời gian quản lý nhưng cần thiết cho việc giao tiếp bí mật
Khung năng lực & phát triển cá nhân
Khung năng lực (Competence frameworks)
Khái niệm
Là bản mô tả các năng lực cần thiết và đầy đủ để thực thi thành công công việc của một vị trí, của một nhóm, của một đơn vị hoặc của cả tổ chức
Sự cần thiết
Hỗ trợ DN tuyển dụng hiệu quả
Giúp DN đánh giá hiệu suất cá nhân
Giúp DN đánh giá kỹ năng còn thiếu và lập kế hoạch đào tạo phù hợp
Ưu điểm
Công bằng hơn trong việc đánh giá hiệu suất cá nhân, tạo nền tảng cho đánh giá tổng thể
Xác định những kỹ năng còn yếu của các thành viên làm cơ sở đánh giá điểm yếu của toàn đơn vị
Hỗ trợ nhân viên lập kế hoạch phát triển cá nhân phù hợp
Nhược điểm
Khó phát triển
Phân nhiều loại nên khó đạt được tiêu chí SMART
Nếu không có tính đo lường sẽ không có ý nghĩa
Huấn luyện (Coaching)
Khái niệm
Huấn luyện (Coaching): là khi 1 học viên được người có kinh nghiệm hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ. Huấn luyện tập trung vào các mục tiêu cụ thể
Các bước
Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo
Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo
Bước 3: Xác định cơ hội nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của học viên
Bước 4: Xác định điểm mạnh và hạn chế của học viên, tận dụng các cơ hội phát triển học viên phù hợp
Bước 5: Trao đổi phản hồi với học viên
Kèm cặp
(Mentoring)
Khái niệm
Kèm cặp (Người đi trước): là quá trình hướng dẫn, cố vấn, hỗ trợ, khích lệ người khác với mục đích phát triển cá nhân và công việc
Người đi trước
Chia sẻ kinh nghiệm đặc thù của công ty cho người mới
Tạo quan hệ hợp tác bền vững, thành một nhóm lâu dài
Quan sát, đánh giá và hướng dẫn người mới
Làm mẫu để người mới bắt chước
Tư vấn
(Counselling)
Khái niệm
Tư vấn (Counselling): là quá trình tương tác với người khác, đưa ra những lời lẽ lý giải, lời khuyên, quan điểm và ý kiến giúp họ hiểu rõ hơn về các vấn đề khó khăn của họ, đưa ra những lý do thuyết phục để áp dụng những biện pháp hiệu quả nhất nhưng không có quyền quyết định
Các tình huống phát sinh
Thẩm định giải quyết vấn đề công việc/hiệu suất
Khiếu nại/kỷ luật
Thăng chức/điều chuyển vị trí công tác
Dự phòng/sa thải
Khó khăn nội bộ/cá nhân
Quấy rối, đe dọa, đối xử phân biệt
Lợi ích của tư vấn
Ngăn chặn sự kém hiệu quả
Thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên
Tạo cho nhân viên sự tự tin, khích lệ họ phát triển bản thân và sự nghiệp
Nhận biết tình trạng của nhân viên và các nhân tố trong/ngoài công ty ảnh hưởng đến tình trạng của nhân viên
Hỗ trợ tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình
Quy trình tư vấn
Xác định thực trạng: làm rõ các tình huống đang gặp phải và các cơ hội bị bỏ qua
Phát triển kịch bản tối ưu hơn: làm rõ mong muốn của người được tư vấn và các mục tiêu cần đạt được
Xác định phương pháp thực hiện: giúp người được tư vấn xây dựng chiến lược hành động để hoàn thành mục tiêu đề ra, đạt được điều mà họ mong muốn
Các kế hoạch và mục tiêu phát triển cá nhân (Personal development plans and objectives)
Khái niệm
Kế hoạch phát triển cá nhân (Personal development plan): là kế hoạch hành động rõ ràng cho một cá nhân kết hợp các cơ hội phát triển
Phát triển cá nhân (Personal development): tức là chịu trách nhiệm chính cho việc bồi dưỡng chính mình và chọn phương tiện để đạt được điều này
Mục tiêu phát triển cá nhân
Cải thiện hiệu quả công việc hiện tại
Cải thiện kỹ năng và năng lực
Phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong tổ chức
Có được các kỹ năng và năng lực chung hoặc thay đổi định hướng
Theo đuổi sự phát triển cá nhân để hoàn thiện lợi ích và tiềm năng cá nhân
Các bước lập kế hoạch phát triển bản thân
Thiết lập mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn trong sự nghiệp của bạn
Những gì quan trọng với bạn
Những gì bạn muốn đạt được
Đánh giá thực tế hiện tại
Đâu là điểm mạnh của bạn
Những gì bạn cần cải thiện…
Xung đột, mâu thuẫn (Conflict)
Khái niệm
Xung đột (mâu thuẫn): là sự đụng độ của các “thế lực” đối nghịch, bao gồm cả tính cách, lợi ích, ý kiến hoặc niềm tin của các cá nhân và nhóm
Các yếu tố dẫn đến xung đột
Do con người (Human being): Bất đồng tính cách (Personality), Bất đồng phương pháp làm việc (Work style)
Do công việc (Job related): Tranh giành quyền lực (power), quyền lợi (benefit); Bất đồng mục tiêu (goal, interests)
Quản lý xung đột giữa các cá nhân
Giao tiếp (Communicate)
Đàm phán, nhượng bộ (Negotiate)
Tách biệt (Seperate)
Cách tiếp cận cùng có lợi – phương pháp cùng thắng (A win-win approach)
Phương pháp giải quyết xung đột
Win Lose: Thông thường, sẽ có một bên thắng một bên thua. Ai cũng muốn chiến thắng, nhưng chỉ duy nhất một bên được thắng
Lose Lose: Cả hai tranh giành, cuối cùng đều tổn thương lẫn nhau, không ai được lợi
Win win: Hai bên hợp tác để giành thắng lợi