ÔN TẬP
ÁP SUẤT
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố: +) Độ lớn của áp lực
+) Diện tích bị ép
Công thức tính áp suất: p = F/S
p: áp suất
F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)
S: diện tích bị ép
Đơn vị của áp suất: N/m2; Paxcan (Pa)
1Pa = 1 N/m2
Tăng áp suất:
+) Tăng F, giữ nguyên S
+) Giảm S, giữ nguyên F
+) Đồng thời giảm S, tăng F
Giảm áp suất:
+) Tăng S, giữ nguyên F
+) Giảm F, giữ nguyên S
+) Đồng thời giảm F, tăng S
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
Sự tồn tại của áp suất trong chất lỏng: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong chất lỏng
Công thức tính áp suất: p = d.h
p: áp suất ở đáy của cột chất lỏng
d: trọng lượng riêng của chất lỏng
h: chiều cao của cột chất lỏng
Trong 1 chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau
BÌNH THÔNG NHAU - MÁY NÉN THỦY LỰC
BÌNH THÔNG NHAU
Cấu tạo: Bình thông nhau là bình có từ 2 ống trở lên nối thông đáy với nhau
Nguyên lý hoạt động: Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng luôn luôn ở cùng 1 độ cao
MÁY NÉN THỦY LỰC
Nguyên lý Paxcan: Chất lỏng chứa đầy 1 bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó
Cấu tạo: gồm 2 xilanh, 1 nhỏ, 1 to, được nối thông với nhau. Trong 2 xilanh có chứa đầy chất lỏng, thường là dầu. 2 xilanh được đậy kín bằng 2 pít-tông
Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng 1 lực f lên pit-tông nhỏ có diện tích S lực này gây ra 1 áp suất p = f/s lên chất lỏng. Áp suất này được truyền nguyên vẹn tới pit-tông lớn có diện tích S và gây ra lực F lên pit-tông này
F/f = S/s
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Nguyên nhân: Do khí quyển có trọng lượng nên khí quyển cũng gây ra áp suất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển
Đặc điểm: - Áp suất khí quyển tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
Độ lớn của áp suất khí quyển: Độ lớn của áp suất khí quyển được tính bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm (76 mm)
Áp suât còn có đơn vị là cmHg hoặc mmHg
Dụng cụ đo áp suất khí quyển là áp kế
LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong nó. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. Kí hiệu là FA
Đặc điểm:
Phương: thẳng đứng
Chiều: từ dưới lên trên
Điểm đặt: tác dụng vào vật
Độ lớn:
FA = d.V
FA: lực đẩy Ác-si-mét (N)
d: trọng lượng riênhg của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ (m3)
Các cách tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
- FA = P - P1 ( P: trọng lượng của vật; P1: số chỉ của lực kế khi vật)
- FA = P (trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ)
- FA = d.V
SỰ NỔI
Nhúng 1 vật vào chất lỏng thì:
1) Vật chìm xuống khi: FA < P
2) Vật nổi lên khi: FA > P
3) Vật lơ lửng khi: FA = P
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng:
FA = d.V
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3)
Chú ý: FA = P
CÔNG CƠ HỌC
Khi nào có công cơ học:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời
- Công cơ học là công của lực
- Công cơ học thường được gọi là công
Công thức tính công cơ học: A = F.s
A: công của lực F (Nm)
F: lực tác dụng vào vật (N)
s: quãng đường vật dịch chuyển (m)
1Nm = 1J
1kJ = 1000J
Đơn vị công là Jun
Chú ý:
- Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công của lực được tính bằng 1 công thức khác sẽ học ở lớp trên
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó = 0
Chú ý:
- Moi vật nhúng trong chất lỏng hay chất khí đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét
- Đối với vật rỗng bên trong, khi nhúng trong chất lỏng, lực đẩy FA chỉ phụ thuộc vào thể tích vật ( V vật = V đặc + V rỗng )
- Độ giảm của số chỉ lực kế khi nhúng trong chất lỏng là độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
- Thể tích phần nước dâng lên trong bình chia đọ khi thả vật vào chính là V vật
- Lực nâng vật lên khi vật nhúng trong chất lỏng: | FA - P |
Các công thức cần nhớ:
+) Trọng lượng riêng của vật: d vật = P/V
+) Liên hệ giữa trọng lượng riêng, khối lượng riêng: d = 10D
+) Khối lượng riêng của vật: D = m/V
Trọng lượng của vật: P =10m