Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, 39.Nguyễn Khánh Huyền - Coggle Diagram
SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Tính bắc cầu của sở thích
Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít
Tính có thể sắp xếp theo trật tự sở thích
4.Sự lựa chọn của người tiêu dùng
Trường hợp gía cả thay đổi: giá hàng hoá thay đổi một mặt, tác động giá tương đối giữa hai hàng hoá thay đổi, mặt khác lại làm cho thu nhập thực tế người tiêu dùng thay đổi
Tác động thay thế : là tác động bắt nguồn từ việc thay đổi trong mức giá tương đối giữa các hàng hoá. Sự thay đổi này khiến cho NTD thay đổi điểm lựa chọn theo hướng : thay thế 1 phần hàng hoá đã trở nên đắt hơn một cách tương đối bằng hàng hoá trở nên rẻ đi một cách tương đối.
Tác động thu nhập : là tác động bắt nguồn từ sự thay đổi của thu nhập thực tế. Sự thay đổi này khiến NTD có khuynh hướng sử dụng nhiều hơn hay ít hơn một loại hàng hoá nào đó, tuỳ theo nó được coi là hàng hoá thông thường hay hàng hoá thứ cấp
Trường hợp thay đổi về sở thích : Khi sở thích thay đổi, hình dạng và vị trí của các đường bàng quan của NTD sẽ trở nên khác hơn trước, hình dáng của các đường bàng quan sẽ trở nên dốc hơn, đường ngân sách cũ sẽ tiếp xúc với một đường bàng quan nào đó thuộc hệ các đường bàng quan mới ở một điểm mới, có xu hướng lệch sang phía bên phải.
Trường hợp thu nhập thay đổi : Thu nhập tăng khiến người tiêu dùng giảm mức tiêu dùng về hàng hoá X và tăng mạnh về mức tiêu dùng hàng hoá Y
Cách tiếp cận khác với độ thoả dụng đo được
a. Hàm thoả dụng và độ thoả dụng biên
Tổng lợi ích ( TU)
Lợi ích biên (MU): Là lợi ích tăng thêm khi NTD tăng sử dụng thêm một đơn vị hàng hoá
Lợi ích (U)
Quy luật lợi ích biên giảm dần: Với mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng thêm, sự hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó có chiều hướng ngày càng giảm.
Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích
MU = ΔTU/ΔQ
MUn = TUn - TUn-1
MU > 0: tăng sử dụng hàng hoá sẽ làm cho TU tăng
MU < 0 : tăng sử dụng hàng hoá sẽ làm cho TU giảm
MU = 0 : TU không tăng cũng không giảm và đạt giá trị cao nhất
Thặng dư tiêu dùng = Lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm - Chi phí phải bỏ ra để tiêu dùng sản phẩm
b. Điều kiện tối đa hoá độ thoả dụng
Trường hợp tiêu dùng một loại hàng hoá dịch vụ : NTD sẽ tiếp tục tiêu dùng sản phẩm chừng nào MU> P (CS>0)
Quy luật lợi ích biên giảm dần
NTD sẽ tiêu dùng đến đơn vị sp đem lại cho MU
Trường hợp tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ
RÀNG BUỘC NGÂN SÁCH CỦA NTD
Khái niệm : Đường ngân sách (BL) là đường mô tả các giỏ hàng hoá (x, y) tối đa mà NTD có thể mua được với một lượng tiền nhất định ( giả định toàn bộ thu nhập để chi tiêu, không tiết kiệm)
Phương trình đường ngân sách: x.Px + y.Py= I
Ý nghĩa
Cho biết số lượng hàng hoá Y tối đa mà NTD có thể mua được khi đã mua một lượng hàng hoá X nhất định ( ngược lại)
Ảnh hưởng của thu nhập và giá cả đối với đường ngân sách
Ảnh hưởng của thu nhập : Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong hay ra ngoài khi thu nhập I thay đổi và các điều kiện khác được giữ nguyên
Ảnh hưởng của giá cả: Giá cả của các hàng hoá thay đổi cũng làm đường ngân sách dịch chuyển
b. I tăng lên 2 lần trong khi giá cả hàng hoá vẫn giữ nguyên như cũ , đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài
a. Nếu sự thay đổi trong các mức giá Px, Py không làm mức giá tương đối thay đổi, độ dốc của đường ngân sách giữ nguyên. Đường ngân sách mới sẽ song song với đường ngân sách ban đầu
c. Khi giá cả của hai hàng hoá tăng lên cùng một tỉ lệ, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào phía trong
d. Ở trường hợp đặc biệt , nếu giá của hàng hoá X ( hoặc Y) thay đổi, đường ngân sách vẫn xoay song điểm mút của nó trên trục tung được gữ nguyên
Biểu diễn sở thích của NTD qua đường bàng quan
Khái niệm : Là tập hợp các giỏ hàng hoá đem lại cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng.
Tính chất của các đường bàng quan
Đường bàng quan là một đường xuống dốc theo chiều di chuyển từ trái sang phải
Đường bàng quan có xu hướng thoải dần khi di chuyển từ trái sang phải
Các đường bàng quan không cắt nhau
Đường bàng quan là đường cong lồi so với gốc toạ độ
3.Tỉ lệ thay thế biên (MRSx/y)
Tỷ lệ thay thế biên của hàng hoá X cho hàng hoá Y là số lượng hàng hoá Y phải từ bỏ khi gia tăng tiêu dùng 1 đơn vị hàng hoá X mà vẫn giữ nguyên độ thoả mãn đã cho.
MRS = -Δy/Δx
Tỉ lệ thay thế biên tại điểm nhất định trên đường bàng quan chính là giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường bàng quan tại điểm nói trên.
39.Nguyễn Khánh Huyền