Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG VI: KIẾM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN - Coggle Diagram
CHƯƠNG VI: KIẾM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN
1. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong quản trị công ty
Kiểm soát nội bộ
Khái niệm, vai trò và chức năng của kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ mang lại các lợi ích chủ yếu như
Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty
Ngăn chặn các tổn thất
Bảo đảm an toàn tài sản
Ngăn chặn sự gian lận
Tuân thủ các quy định của pháp luật
Giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tổ chức hợp lý hóa các quy trình hoạt động
Hệ thống kiểm soát nội bộ được hình thành nhằm thực hiện được 3 nhóm mục tiêu lớn của công ty
Tuân thủ luật pháp và quy định nội bộ
Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực quản lý)
Đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính
Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ (8 nguyên tắc)
Các thành phần cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Các hành động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Các chủ thể và cá nhân chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ
HĐQT
TGĐ (GĐ)
BKS
Trưởng kiểm toán nội bộ
Kiểm toán và kiểm toán nội bộ trong quản trị công ty
Kiểm toán (4 cấp độ kiểm toán)
Giữa những người điều hành (BĐH) và những người đại diện cho các cổ đông (HĐQT)
Giữa các cổ đông và các thành viên HĐQT
Giữa những người điều hành, chủ sở hữu và những nhà đầu tư tương lai
Giữa các bên hữu quan: Nhà nước, ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động,… với những người sở hữu và điều hành công ty
Kiểm toán nội bộ
Chức năng của kiểm toán nội bộ (6 chức năng chủ yếu)
Các nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ (3 nhiệm vụ chủ yếu)
Cơ cấu tổ chức và các điều kiện hoạt động của kiểm toán nội bộ
Dựa trên quy mô và hình thức hoạt động của công ty và theo yêu cầu của Ban kiểm soát, HĐQT sẽ quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Ba nguyên tắc chính của kiểm toán nội bộ
Độc lập
Khách quan
Chuyên nghiệp
Để thực hiện chức năng một cách phù hợp, theo thông lệ tốt thì kiểm toán viên nội bộ cần có sự độc lập với BĐH của công ty
2. Ban kiểm soát
Vị trí và vai trò của Ban kiểm soát
Vị trí
Theo thông lệ quốc tế, kiểm soát nội bộ đối với công ty cổ phần là quá trình được phối hợp thực hiện bởi Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành và người lao động của công ty.
Tại Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban điều hành
Vai trò
Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty
Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Thành phần và yêu cầu đối với Ban kiểm soát
Thành phần
Có từ ba đến năm thành viên, nhiệm kỳ không quá 5 năm
Các thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
Hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam
bầu một Trưởng ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số
Các yêu cầu
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc hoặc và người quản lý khác
c) Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động
d) Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty
Trưởng ban kiểm soát là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp, phải làm việc chuyên trách tại công ty
Đối với các công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Kiểm soát viên phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên
Đối với công ty niêm yết, phải có ít nhất một thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn tài chính kế toán, không phải là nhân viên trong bộ phận tài chính kế toán của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của một công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty.
Lựa chọn, miễn nhiệm và bãi nhiệm kiểm soát viên
Lựa chọn
dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn về lĩnh vực quản lý và tài chính bao gồm kiểm toán và kế toán
Có uy tín cá nhân và phẩm chất đạo đức tốt
Miễn nhiệm
Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng
Có đơn từ chức và được chấp thuận
Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định
Bãi nhiệm
Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công
Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Quyền và trách nhiệm của Ban kiểm soát
Quyền của Ban kiểm soát
Quyền cơ bản
Giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp pháp trong các hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cán bộ quản lý khác
Giám sát Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành trong việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng và các báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, theo quyết định của ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Thực hiện thanh tra các vấn đề theo yêu cầu của cổ đông hoặc một nhóm các cổ đông
Triệu tập việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường hay họp Hội đồng quản trị có thể tham gia tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị
Tiền lương và quyền lợi khác
Tiền lương
Được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý
Các quyền cụ thể khác
Đề xuất và kiến nghị ĐHĐCĐ lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm kiểm toán độc lập
Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết
Thảo luận về mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc. Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi từ bộ máy, các kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi từ bộ máy điều hành của công ty
Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban kiểm soát và các kiểm soát viên
Trách nhiệm
Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát những đánh giá, kết luận, kiến nghị đề xuất trong báo cáo kiểm soát nội bộ
Kiến nghị, đề xuất với Hội đồng quản trị hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông
Khi phát hiện có thành viên vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả
Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông về hoạt động của Ban kiểm soát trình ĐHĐCĐ thường niên
Bảo mật tài liệu, thông tin kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của công ty
Nghĩa vụ
Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng
Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
Trường hợp vi phạm các quy định trên mà gây thiệt hại thì kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đã gây ra
Nguyên tắc và quy trình hoạt động của ban kiểm soát
Nguyên tắc hoạt động
Độc lập về tổ chức với các đơn vị, các bộ phận điều hành của công ty
Độc lập về hoạt động với các hoạt động quản lý điều hành, với các nghiệp vụ được kiểm soát
Độc lập về đánh giá và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm soát
Khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ
Các thành viên chuyên trách nhiệm vụ kiểm soát viên và không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác trong bộ máy điều hành của công ty
Quy trình hoạt động
Được quy định trong Điều lệ công ty
Được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ phê chuẩn
Theo các quy định của pháp luật
Cuộc họp của Ban kiểm soát
Các công ty đại chúng phải họp ít nhất 2 lần trong một năm
Trong cuộc họp phải có ít nhất hai phần ba số kiểm soát viên tham dự
Biên bản họp Ban kiểm soát được lập chi tiết và rõ ràng
Thư ký và các thành viên tham dự họp phải ký tên vào các biên bản cuộc họp
Các biên bản họp của Ban kiểm soát phải được lưu giữ như một tài liệu quan trọng của công ty
3. Ủy ban kiểm toán
Vị Trí Và vai trò của Ủy ban kiểm toán trong quản trị công ty
Vị trí và vai trò của Ủy ban kiểm toán
Bộ phận này thường được gọi là Ủy Ban kiểm toán hay Tiểu ban kiểm toán (sau đây gọi chung là Ủy ban kiểm toán)
Vai trò cơ bản và đầu tiên của Ủy ban kiểm toán (UBKT) là vai trò "cầu nối" giữa kiểm toán bên ngoài độc lập với HĐQT. Ủy ban kiểm toán phòng tránh khả năng các thành viên HĐQT tham gia điều hành có quyền lực (như Tổng giám đốc) có cơ hội tiếp cận quá gần gũi với các kiểm toán viên độc lập và "hợp pháp hóa" mọi vấn đề trước khi chúng đến được với HĐQT
Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA) đề xuất kiểm toán viên nội bộ báo cáo về mặt hành chính với Tổng giám đốc/ Giám đốc và báo cáo về mặt chức năng, về thực thi nhiệm vụ với Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị
Vai trò của Ủy ban kiểm toán được thể hiện rõ khi tập trung vào các công việc chủ yếu là giám sát các báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập của công ty
Ủy ban kiểm toán là một tiểu ban thường trực của HĐQT
UBKT có tất cả các thành viên đều là thành viên độc lập không tham gia điều hành, trong đó bắt buộc có ít nhất một người là chuyên gia về tài chính
Phân biệt Uỷ ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ
Cần có sự phân biệt giữa vai trò của Ủy ban kiểm toán với kiểm toán nội bộ trong quản trị công ty
Mối quan hệ qua lại giữa UBKT và chức năng kiểm toán nội bộ trong một công ty: cùng có nhiệm vụ chung là xác định các mục tiêu kiểm toán và những rủi ro để thực hiện kiểm soát nội bộ trong công tác quản trị công ty; kiểm toán nội bộ phối hợp với UBKT và gửi báo cáo UBKT trình HĐQT là một thông lệ tốt trong quản trị công ty nhằm tăng hiệu quả kiểm soát nội bộ
Ngược lại, Ủy ban kiểm toán hỗ trợ cho kiểm toán nội bộ có được sự độc lập cần thiết cũng như hoàn thành tốt được mục tiêu của kiểm toán đề ra
Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán
Chức năng
Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm xử lý các rủi ro của công ty
Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của công ty mang tính hiệu quả và có hiệu suất cao
Công ty đạt được các mục tiêu hoạt động, các mục tiêu chiến lược, các kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra
Đưa ra các khuyến nghị cho công ty liên quan đến các nội dung trên thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn
Nhiệm vụ, trách nhiệm của Ủy ban kiểm toán
Về nhiệm vụ
a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán trước khi trình ký duyệt
c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán
d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán
Về trách nhiệm
Phối hợp kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ và toàn bộ HĐQT
Tư vấn cho HĐQT về việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, kết thúc hợp đồng, hoặc thay thế công ty kiểm toán độc lập
Đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên bên ngoài, xem xét mức độ các công việc phi kiểm toán do kiểm toán viên độc lập thực hiện và các khoản phí liên quan
Xem xét vấn đề phí kiểm toán và tư vấn cho HĐQT
Xem xét quy mô và quy trình kiểm toán của các kiểm toán bên ngoài
Quyền hạn, yêu cầu đối với kiểm toán viên và thù lao
Quyền của Ủy ban kiểm toán
Quyền được cung cấp, tiếp cận thông tin, tài liệu
Giám sát theo dõi và đánh giá sự khắc phục theo khuyến nghị của kiểm toán đối với bộ máy quản lý
Được đảm bảo an toàn, chủ động thực hiện nhiệm vụ và các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế hoạt động của công ty và ủy ban
Các yêu cầu đối với Ủy ban kiểm toán và kiểm toán viên
Trưởng Ủy ban, các thành viên của UBKT cũng như các kiểm toán viên nội bộ phải có thái độ công bằng, khách quan và tránh mọi xung đột lợi ích
Trưởng Ủy ban kiểm toán phải theo dõi việc đảm bảo tính độc lập và khách quan của các thành viên Ủy ban và các kiểm toán viên nội bộ, trợ lý kiểm toán nội bộ
Ủy ban kiểm toán giúp việc HĐQT trong giám sát các hoạt động kiểm toán nội bộ để công tác này thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty
Các thành viên của UBKT và các kiểm toán viên phải thực hiện và duy trì các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên nội bộ trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán và tư vấn
Chính trực
Bảo mật
Khách quan
Năng lực chuyên môn
Trưởng Ủy ban kiểm toán phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo các thành viên Ủy ban tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Thù lao cho Ủy ban kiểm toán
Tiền lương, thù lao và các khoản đãi ngộ khác cho Trưởng Ủy ban kiểm toán được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty như đối với thành viên độc lập của HĐQT
Đối với các thành viên ủy ban, nếu không là thành viên HĐQT được hưởng tiền lương và thù lao như đối với Ban kiểm soát
Hàng năm, khoản thù lao này được Đại hội đồng cổ đông thông qua
Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho các thành viên của Ủy ban theo kết quả và hiệu quả kinh doanh; các thành viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý
Tiền lương và chi phí hoạt động của Ủy ban kiểm toán được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp