Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG, image, song-huong-hue-11, image - Coggle…
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Thông tin chung
Cuộc đời tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế
Tham gia KCC Mỹ bằng hoạt động văn nghệ
Phong cách sáng tác
Chuyên về bút ký
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều
Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa
Hoàn cảnh sáng tác
Viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên
Bài bút ký có 3 phần, đây là trích phần đầu tiên
Đọc - hiểu văn bản
Phần 1: Sông Hương từ góc độ địa lý
Sông Hương ở thượng nguồn
“Một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi
Vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc…”.
Vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê, cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Dáng vẻ của một người con gái Di-gan
“phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”.
Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông, mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc.
“người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”
Rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.
Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời.
Cảm nhận
Nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay.
Tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Sông Hương trong lòng thành phố Huế
Trong lòng Huế
Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài ... xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.
Tác giả so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới, sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, giống như người con gái chung thủy.
Cảm nhận
Tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.
Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Sông Hương “như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng...” được đánh thức bởi tiếng gọi của tình yêu, bắt đầu hành trình gian truân, “tìm kiếm có ý thức” đến với Huế, lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”.
Sông Hương có nhịp chảy chậm rãi, “mềm như tấm lụa” (liên hệ hình ảnh sông Đà như “áng tóc trữ tình”)
Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lăng tẩm, đổi dòng chuyển hướng liên tục
Từ chân đồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về
Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.
Sông Hương khi rời thành phố Huế
-rong khoảnh khắc chùng lại, sông Hương mang vẻ đẹp của "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya"
Ra khỏi kinh thành Huế, sông Hương mang vẻ đẹp của người tình dịu dàng và chung thủy.
Cảm nhận
Dưới góc nhìn tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương giống con người vào giây phút chia tay, quay trở lại một lần nữa, biểu hiện nỗi vương vấn, biểu hiện chút "lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung"
Sông Hương dường như "sực nhớ ra một điều gì chưa kịp nói, đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối cùng", giống như Thúy Kiều quay lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề chung tình
Phấn 2: Sông Hương từ góc độ lịch sử
Không còn là cô gái “Di – gan man dại”, không còn là “người đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa” mà trở thành chứng nhân của những biến thiên lịch sử
Nhà văn ví sông Hương như “sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá xanh biếc” -> Sự hòa quyện giữa chất hùng tráng và trữ tình. Sông Hương là một bản anh hùng ca, đồng thời giữa đời thường sông Hương là một bản tình ca “Còn non, còn nước, còn dài – Còn về, còn nhớ…”.
Cảm nhận
Nhà văn đã ngược về quá khứ để khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc. Từ thời đại các Vua Hùng, sông Hương là “dòng sông biên thùy xa xôi”
Quay về quá khứ xa xưa, ngòi bút nhà văn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử một dòng sông có cái tên mềm mại, dịu dàng nhưng kiên cường, kiêu hãnh qua thăng trầm lịch sử.
Phần 3: Sông Hương từ góc độ văn hóa đời sống và thi ca
Nội dung
Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.
Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân.
Là dòng sông thi ca, là cảm hứng bất tận cho các nhà văn nghệ sĩ
Cảm nhận
Liên tưởng độc đáo
Sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã
Nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương