Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ÔN TẬP CUỐI KÌ SINH HỌC - CUỐI KÌ 1 - Coggle Diagram
ÔN TẬP CUỐI KÌ SINH HỌC - CUỐI KÌ 1
Chương B2
Sự khuếch tán
Khái niệm: Là sự di chuyển ròng của các phân tử và ion từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp theo chiều gradient nồng độ, do sự di chuyển ngẫu nhiên.
Các yếu tố ảnh hưởng
Môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương
Tính chất của chất
Kích thước, tan trong nước hay tan trong dầu
Sự thẩm thấu
Khái niệm: là sự di chuyển dòng của các phân tử nước từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp qua một màng bán thấm
Tế bảo thực vật không bị vỡ khi ở trong nước tinh khiết vì tế bào thực vật có thành tế bào, thành tế bào thấm hoàn toàn.
Khi cho tế bào động vật vào môi trường nước, vì không có thành tế bào nên tế bào sẽ phồng lên, màng tế bào phải căng ra và khi tế bào chịu sức căng quá lớn => tế bào sẽ bị vỡ
Chương B3
Nước
Cấu trúc: 2H và 1O
Là thành phần cấu tạo nên màng tế bào
Là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, giúp cho quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra bình thường
Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết trong các hoạt động sống của tế bào
Cacbohidrate
Cấu tạo thành phần hóa học: C, H, O
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Đơn phân: chủ yếu là đường có 6C như glucose, fructose,..
Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể
Thí nghiệm với benedict để nhận biết, nếu có cacbohydrate sẽ chuyển màu đỏ gạch, nếu không có hợp chất sẽ chuyển màu xanh dương. Lưu ý: gia nhiệt
Thí nghiệm tinh bột: iot. Nếu có tinh bột chuyển màu xanh đen, không có giữ nguyên màu nâu cam
Chất béo (lipid)
Cấu tạo: C, H, O
Là hợp chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ
Cấu tạo KHÔNG theo nguyên tắc đa phân
Được sử dụng để dự trữ năng lượng, giữ nhiệt cho cơ thể, tạo thành các màng tế bào
Thí nghiệm với ethanol để nhận biết chất béo:
Màu trắng đục: có chất béo
Trong suốt: không có chất béo
Protein
Cấu tạo theo liên kết peptit (peptide)
Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của protein là acid amin
Protein đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các acid amin
Có 4 bậc cấu trúc protein
Protein cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể
Protein vận chuyển: vận chuyển các chất trong cơ thể
Protein bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật
Protein xúc tác cho các phản ứng sinh hóa
Thí nghiệm biuret. Nếu có protein, hợp chất chuyển màu tím, nếu không có protein, chuyển màu xanh dương
Enzyme
Là chất xúc tác sinh học trong tế bào sống
Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Gồm hai loại: Enzyme 1 thành phần (chỉ có protein) và enzyme 2 thành phần
Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế hoặc chất hoạt hóa enzyme và nồng độ enzyme
Chương B4
Quang hợp
Là quá trình thực vật sử dụng năng lượng từ ánh sáng để sẳn xuất ra các carbohydrate từ nguyên liệu thô
phương trình: carbon dioxide + nước -> glucose + oxygen (với sự hỗ trợ của diệp lục và ánh sáng mặt trời
Lá
Cấu trúc hiển vi: Lớp biểu bì trên, lục mô giậu, lục mô xốp, lớp biểu bì dưới
Cấu trúc cơ bản: gân chính, mép lá, gân lá, phiến lá, mặt cắt ngang của gân lá
Thực vật sử dụng cacbohydrate sau quang hợp để lấy năng lượng, dự trữ dưới dạng tinh bột, sử dụng để tạo ra các protein cùng cắc chất hữu cơ và biến đổi thành sucrose để vận chuyển
Đặc điểm của lá
Lá được nâng đỡ bởi thân,cuống lá và có diện tích bề mặt lớn để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí càng nhiều càng tốt
Lá mỏng cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua tới tất cả các tế bào, cho CO2 khuếch tán đi vào và O2 đi ra càng nhanh càng tốt
Các khí khổng ở biểu bì dưới cho phép CO2 khuếch tán đi vào và O2 đi ra
Lục lạp không có trong các tế bào biểu bì cho phép ánh sáng xuyên qua đến lớp lục mô
Các lục lạp chứa diệp lục hiện diện ở lớp tế bào lục mô để hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời, nhờ đó CO2 sẽ kết hợp với H2O
Các tế bào mô giậu xếp thẳng đứng để cho ánh sáng mặt trời và lục lạp càng có ít thành tế bào càng tốt
Phùng Hữu Phúc -10A9