Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (P1) - Coggle Diagram
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (P1)
TÁC GIẢ :star:
Nguyễn Tuân (1910-1987)
Quê ở Hà Nội, trong một gia đình nhà Nho
Người nghệ sĩ
tài ba
,
uyên bác
, phong cách
độc đáo
Ngòi bút phóng túng và ý thức sâu sắc về
cái tôi
Sở trường:
tùy bút
Trước CMT8
Xoay quanh 3 đề tài
chủ nghĩa xê dịch
vẻ đẹp "vang bóng một thời"
đời sống trụy lạc
Sau CMT8
Ca ngợi quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất
TÁC PHẨM :pen:
Xuất xứ:
bài tùy bút được in trong tập
Sông Đà
(1960)
Hoàn cảnh sáng tác:
trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi
Đề tài:
chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ
vàng mười
ở tâm hồn của những con người lao động
Thể loại:
tùy bút
Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo
Uyên bác, tài hoa
Không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm ra những
chữ nghĩa xác đáng nhất
Cảm hứng chủ đạo:
khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời
Bố cục
Phần 1:
Sông Đà hung bạo
Phần 2:
Người lái đò sông Đà
Phần 3:
Sông Đà trữ tình
Phần 1: SÔNG ĐÀ HUNG BẠO :warning:
1.1 Đá bờ sông dựng vách thành
Bờ sông:
“dựng vách thành”
, cao vút và dựng đứng => như bị cô lập với thế giới
Quãng sông: hẹp đến nỗi
“con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”
Mặt sông:
“Chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”
,
“đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”
=> khuất nắng, âm u
So sánh
Khi qua quãng này, ta có cảm tưởng như mình
“đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”
=> bỗng nhiên tối sầm, ánh sáng nhỏ nhoi từ trên cao xa xa mất đi => khó kịp thích ứng => lạnh lẽo, hoang vu
→ Thể hiện được sự nguy hiểm và bí ẩn của cảnh đá, tưởng chừng như bản thân rất nhỏ bé khi đứng trước cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ → Tất cả những gì hiện ra trước mắt ta là một khúc sông Đà đầy hung bạo vừa sâu, vừa hẹp lại vừa tối, vừa lạnh đủ để khiến bất kỳ ai ghé qua đây cũng phải ái ngại, rùng mình sợ hãi
1.2 Quãng mặt ghềnh Hát Loóng
Ghềnh Hát Loóng
“dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”
=> Sự liên hồi của dòng chảy như cuốn cuộn cả mặt sông luôn trong tâm thế ồn ả; như đang trong thời hỗn mang
Các từ láy
“cuồn cuộn”
,
“gùn ghè”
tạo nên cảm giác ghê rợn và khủng khiếp ở nơi đây
Được tác giả miêu tả ví như những kẻ sẵn sàng
“đòi nợ xuýt”
đầy hung dữ và táo bạo
Đây là một người đòi nợ một cách vô lý, cũng giống như con sóng có thể
“dễ lật ngửa bụng ra”
bất cứ lúc nào nếu chúng ta
“khinh suất tay lái”
=> cảm giác không lường trước được điều gì sắp xảy đến
→ Sự nguy hiểm luôn rình rập và sẵn sàng siết lấy bất cứ ai đi qua dòng sông này, những viễn cảnh đáng sợ mà con người không thể lường trước được
1.3 Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát
“Trên sông bỗng có những cái hút nước…”
=> hiểm trở khó lường
“quay lừ lừ những cánh quạ đàn”
trên mặt xoáy, quạ thường đại diện cho mấy cái chết chóc, hắc ám => quạ chực chờ sẵn để kiếm ăn => điềm báo chẳng lành
Tác giả miêu tả những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu
Đó là lý do tại sao
“Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”
Những thuyền không cẩn thận bị cái hút đó hút xuống thì
“thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”
, xong ngủm đi một hồi dưới lòng sông đến
“mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”
=> hung tợn, tàn bạo; như một con thủy quái.
Tác giả tưởng tượng chuyện anh quay phim ghi lại cái hút nước
“Ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành”
“Xuống đáy cái hút sông Đà”
“Từ đáy nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải”
“Cái thuyền xoay tít, thước phim màu cũng xoay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng”
→ Qua ngòi bút sắc sảo, cách dùng từ ấn tượng và khả năng quan sát bậc thầy của mình, Nguyễn Tuân mang đến cho người đọc cảm giác thật như đang ở trên sông với những trải nghiệm đáng sợ đến rùng rợn mà chỉ cần đọc thôi cũng khiến ta phải khiếp đảm ngay trong tưởng tượng.
1.4 Thác nước dữ dội
Tiếng thác nước có lúc nghe như là
“oán trách”
, lại có lúc nghe như là
“van xin”
, hay
“khiêu khích”
, với giọng gằn mà
“chế nhạo”
=> dữ dội, đa sắc thái
So sánh: tiếng thác của dòng sông giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng gầm rú đang lồng lộn để phá tan sự bủa vây của rừng lửa.
Dùng lửa để tả nước:
“đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”
,
“đang phá tuông rừng lửa”
,
“rừng lửa cũng gầm thét”
→ Sự dữ dội, đáng gờm của nước sông (thiên nhiên) và thác nước cũng có những biểu hiện sắc thái đa dạng như chính con người vậy
1.5 Trùng vi thạch trận (đá trên sông)
Đá sông Đà nhiều vô kể đến nỗi
“cả một chân trời đá”
Từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng
“ngỗ ngược”
,
“nhăn nhúm”
,
“méo mó”
Rải rác khắp nơi với nhiều hình hài khác nhau:
“nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé”
Rồi chúng còn vây thành một
“thạch trận”
giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà => Cản trở con thuyền đi qua đây di chuyển một cách thuận lợi
Nghệ thuật
Nhân hóa hòn đá như một người lính:
“hai hòn canh một cửa đá”
,
“dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa”
,
“đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên”
,
“tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ”
,...
Sử dụng những từ ngữ có trong quân sự:
“mai phục”
,
“chia làm ba hàng chắn ngang”
,
“pháo đài”
, *“khuýp quật vu hồi”
Sử dụng những từ ngữ có trong bóng đá:
“hàng tiền vệ”
→ Cách sử dụng từ ngữ và áp dụng các biện pháp nghệ thuật để miêu tả khiên cho bức tranh Trùng vi thạch trận vô cùng sinh động, đặc sắc → Sông Đà giống như kẻ thù số một của con người; không phải một con sông bình thường, nó như có linh hồn