Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MỘT PHẦN CHƯƠNG III. RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO - Coggle Diagram
MỘT PHẦN CHƯƠNG III.
RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO
I. PHÂN BIỆT RỦI RO VÀ BẤT ĐỊNH
Rủi ro
Đưa ra quyết định trong những tình huống mà kết cục của quyết định không biết trước
Có thể đưa ra danh sách tất cả những kết cục có thể xảy ra liên quan tới quyết định đó và xác định khả năng xảy ra mỗi kết cục đó
Bất định
Không thể liệt kê tất cả các kết cục có thể
Không thể xác định xác suất của các kết cục xảy ra
II. ĐO LƯỜNG RỦI RO BẰNG PHÂN BỐ XÁC SUẤT
KHÁI NIỆM
là một bảng hoặc một đồ thị chỉ ra tất cả các kết cục có thể xảy ra (lợi ích) của một quyết định và xác suất cho mỗi kết cục sẽ xảy ra
Để đo lường mức độ rủi ro của một quyết định
Cần nghiên cứu các đặc điểm thống kê của phân bố xác suất của các kết cục có thể xảy ra
GIÁ TRỊ KỲ VỌNG
Giá trị kỳ vọng của các kết cục khác nhau trong một phân bố xác suất là
CT Ở SLIDE 148
Không đưa ra giá trị thực của kết cục ngẫu nhiên
Giá trị kì vọng chỉ ra giá trị trung bình của các kết cục sẽ xảy ra nếu quyết định có tính rủi ro được lặp lại với một số lần xảy ra lớn
PHƯƠNG SAI
đo lường độ phân tán của một phân bố về giá trị trung bình của nó
CT Ở SLIDE 150
thường được sử dụng để chỉ ra mức độ rủi ro gắn với quyết định đó
Nếu như các giá trị kì vọng của hai phân bố là như nhau, sự phân bố với phương sai lớn hơn được gắn với quyết định rủi ro cao hơn
ĐỘ LỆCH CHUẨN
là căn bậc hai của phương sai
CT Ở SLIDE 152
Các DN có thể so sánh mức độ rủi ro của các quyết định khác nhau bằng việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng khi các giá trị kì vọng của chúng có độ lớn như nhau.
Độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ rủi ro càng cao
HỆ SỐ BIẾN THIÊN
Khi giá trị kì vọng của các kết cục khác nhau đáng kể, DN nên đo lường mức độ rủi ro của một quyết định tương ứng với giá trị kì vọng bằng cách sử dụng hệ số biến thiên
Đo lường mức độ rủi ro tương đối
CT Ở SLIDE 154
III. RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO
Ba quy tắc hướng dẫn DN ra quyết định trong điều kiện rủi ro
Phân tích phương sai – giá trị trung bình
Phương pháp ra quyết định có sử dụng cả giá trị trung bình và phương sai để ra quyết định
Nếu cả hai quyết định A và B có cùng phương sai (hoặc cùng độ lệch chuẩn), quyết định với giá trị kì vọng lớn hơn sẽ được chọn
Nếu cả hai quyết định A và B có cùng giá trị kì vọng, quyết định với phương sai (độ lệch chuẩn) thấp hơn sẽ được chọn
Nếu quyết định A có giá trị kì vọng lớn hơn và phương sai thấp hơn quyết định B, quyết định A sẽ được lựa chọn.
Phân tích hệ số biến thiên
quyết định được chọn là quyết định có hệ số biến thiên nhỏ nhất
Quy tắc giá trị kỳ vọng
Chọn quyết định có giá trị kỳ vọng cao nhất
Chỉ sử dụng một đặc trưng của phân bố xác suất (giá trị trung bình)
không kết hợp yếu tố rủi ro vào quyết định (sự phân tán) gắn liền với phân bố xác suất của các kết cục
rất dễ áp dụng
không thể áp dụng khi các quyết định có giá trị kì vọng như nhau và không nên áp dụng khi các quyết định có mức độ rủi ro khác nhau
Quy tắc nào tốt nhất
Khi một quyết định được ra có tính lặp lại, với xác suất giống nhau mỗi lần
quy tắc giá trị kì vọng là quy tắc đáng tin cậy nhất đem lại tối đa hoá lợi nhuận (kỳ vọng)
Lợi nhuận trung bình của một quá trình hoạt động mang tính rủi ro lặp lại nhiều lần sẽ tiến tới giá trị kì vọng của hoạt động đó.
Khi một nhà quản trị ra quyết định một lần trong điều kiện rủi ro
Không có bất kì sự lặp lại nào
Không có nguyên tắc tốt nhất
Các quy tắc cho việc ra quyết định có tính rủi ro sẽ được các nhà quản trị áp dụng để giúp phân tích và hướng dẫn quá trình ra quyết định
IV. LÝ THUYẾT LỢI ÍCH KỲ VỌNG
Các quyết định đưa ra phụ thuộc vào sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng cho phép xem xét thái độ của DN đối với rủi ro
giả định là thu được lợi ích từ lợi nhuận kiếm được
DN đưa ra quyết định rủi ro theo cách tối đa hóa lợi ích kỳ vọng của các kết cục về lợi nhuận
CT Ở SLIDE 163
Hàm lợi ích về lợi nhuận đưa ra một chỉ số để đo lường mức lợi ích có được khi đạt được mức lợi nhuận nào đó
VI. THÁI ĐỘ CỦA NHÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI RỦI RO
Được xác định bằng lợi ích cận biên của lợi nhuận
Lợi ích cận biên của lợi nhuận là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi hãng thu thêm một đơn vị lợi nhuận
CT Ở SLIDE 164
Lợi ích cận biên của lợi nhuận là độ dốc của đường tổng lợi ích
Ghét rủi ro
Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lựa chọn quyết định mang tính ít rủi ro trong hai quyết đinh khi chúng có cùng giá trị kỳ vọng
Lợi ích cận biên của lợi nhuận giảm
Thích rủi ro
Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lựa chọn quyết định mang tính rủi ro cao hơn trong hai quyết đinh khi chúng có cùng giá trị kỳ vọng
Lợi ích cận biên của lợi nhuận tăng
Trung lập với rủi ro
Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lờ đi các rủi ro trong khi ra quyết định và chỉ cân nhắc giá trị kỳ vọng của các quyết định
Lợi ích cận biên của lợi nhuận không đổi
V. LỢI ÍCH KỲ VỌNG CỦA LỢI NHUẬN
Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, các quyết định được đưa ra nhằm tối đa hóa lợi ích kỳ vọng của lợi nhuận của DN
Các quyết định được đưa ra bằng cách tối đa hoá lợi ích kỳ vọng của lợi nhuận phản ánh thái độ chấp nhận rủi ro của DN
Thường khác với các quyết định được đưa ra theo nguyên tắc ra quyết định không tính đến rủi ro
Trong trường hợp DN trung lập với rủi ro, các quyết định là giống nhau về tối đa hoá lợi ích kỳ vọng, hoặc tối đa hoá lợi nhuận kỳ vọng