Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN…
BÀI 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
I. Sinh quyển
Khái niệm:
Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sống gồm động vật, thực vật và vi sinh vật.
Giới hạn:
Giới hạn dưới:
Ở đại dương: nơi sâu nhất ở đáy đại dương >11km
Ở lục địa: đáy của lớp vỏ phong hóa.
Sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp phong hóa.
Giới hạn trên: là nơi tiếp giáp lớp ozon của khí quyển (22km)
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật
Địa hình
Độ cao và hướng sườn của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi (vành đai SV thay đổi theo độ cao).
Hướng sườn khác nhau → khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng do đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Sinh vật
Thức ăn là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của sinh vật và phân bố của động vật.
Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ: thực vật là nơi cư trú và là nguồn thức ăn của động vật.
Đất
Ảnh hưởng đến sinh vật thông qua các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
Con người
Quyết định sự phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
Ánh sáng ảnh hưởng quyết định đến sư quang hợp của thực vật.
Cây ưa ánh sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
Cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định.
loài chịu lạnh phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao.
loài ưa nhiệt phân bố ở nhiệt đới.
Nước và độ ẩm: Nơi nước và độ ẩm nhiều sinh vật phát triển là những môi trường tốt để sinh vật phát triển.