Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING - Coggle Diagram
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING (MIS)
Khái niệm
Bao gồm con người, thiết bị và các thể thức để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá, và phân phối các thông tin cần thiết, chính xác, và đúng thời điểm đến những người ra quyết định marketing.
Tiến trình tổ chức hệ thống thông tin Marketing
Đánh giá nhu cầu thông tin
Triển khai thông tin
Phân phối thông tin đến nhà quản trị
NGHIÊN CỨU MARKETING
Khái niệm
Là việc thiết kế có hệ thống nhằm thiết lập kế hoạch nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích và báo bằng số liệu và các khám phá liên quan đến 1 tình huống đặc biệt mà doanh nghiệp phải đối phó
Vai trò
Loại bỏ những điều chưa rõ nhằm xác định rõ vấn đề nghiên cứu
Nhận dang các cơ hội và rủi ro trên thị trường
Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định marketing
Giúp tìm ra phương thức hoạt động hiệu quả
Hỗ trợ cho các hoạt động khác của doanh nghiệp
Đối tượng của nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu động cơ mua hàng
Nghiên cứu người tiêu dùng
Quy mô nhu cầu và thị phần
Cạnh tranh
Sản phẩm
Phân phối
Giá cả
Hoạt động bán hàng
Quảng cáo
Thương hiệu
Hoạt động của DN
Các loại hình nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu tại hiện trường
Là loại nghiên cứu đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực, tiền bạc hơn nghiên cứu tại bàn
Nghiên cứu tại bàn
Là các nghiên cứu mà loại dữ liệu cần thu thập cho nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu định tính
Là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập là dữ liệu định tính. Dữ liệu định tính là dữ liệu chính và không thể đo lường bằng số lượng
Nghiên cứu định lượng
Là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập là dữ liệu định lượng. Dữ liệu định lượng là các dữ liệu cho phép đo lường bằng số lượng
Nghiên cứu khám phá
Mục đích của nghiên cứu khám phá là để tìm hiểu sơ bộ vấn đề cần nghiên cứu cũng như khẳng định lại các vấn đề cần nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả
Nhằm mục đích mô tả chính xác hiện tượng như các đặc điểm, thói quen tiêu dùng, thái độ của họ đối với các thành phần marketing của công ty và đối thủ cạnh tranh
Chú trọng phát hiện những chi tiết chưa được biết tới
Là dạng nghiên cứu phổ biến nhất và thường được thực hiện thông qua kỹ thuật nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu nhân quả
Nhằm mục đích tìm mối quan hệ nhân quả giữa các biến của thị trường
Được thực hiện thông qua các kỹ thuật thực nghiệm
Nghiên cứu đột xuất
Nhằm mục đích giải quyết vấn đề Marketing mà doanh nghiệp gặp phải như: tung sản phẩm mới, doanh số tụt giảm hoặc tăng nhanh
Nghiên cứu này thường được thực hiện theo đơn đặt hàng hay yêu cầu riêng biệt của công ty
Nghiên cứu liên tục
Được thực hiện đều đặn theo kế hoạch định trước để theo dõi việc kinh doanh của công ty như theo dõi chi phí quảng cáo, khuyên mãi, lượng hàng bán ra tại các siêu thị
Nghiên cứu kết hợp
Do các cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp thực hiện định kì cho vài chục khách hàng cùng một lúc
Phương pháp nghiên cứu này có lợi cho khách hàng (những người cần thông tin) vì chi phí rẻ
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING
1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Nhà quản trị Marketing và người nghiên cứu Marketing phải xác định vấn đề một cách thận trọng và thống nhất với nhau về mục tiêu nghiên cứu
Ban lãnh đạo cần phải dẫn dắt để tránh xác định vấn đề quá rộng hay quá hẹp. Khi xem xét vấn đề các nhà quản lý phải xác định xem mục tiêu đó có khả thi hay không? Có phù hợp với tình hình thực tế hay không
2. Thiết lập kế hoạch nghiên cứu
Xác định nhu cầu thông tin chuyên biệt:
• Đặc điểm nhân khẩu
• Thói quen mua sắm sản phẩm
• Thái độ của người tiêu dùng đối với kiểu mới, giá cả ra sao?
• Phản ứng của người bán lẻ đối với kiểu mới, giá cả ra sao?
Xác định nguồn thông tin cần thu thập
Nguồn thông tin thứ cấp
Thông tin trong nội bộ DN bao gôm các phiếu, các tai liệu ghi chép, các văn bản, báo cáo, các số liệu thuộc hệ thống thông tin nội bộ,...
Thông tin bên ngoài bao gồm thông tin từ thư viện, sách báo thương mại, số liệu thống kê tại các cơ quan chính quyền các cấp, thông tin mua từ các công ty nghiên cứu thị trường,...
Nguồn thông tin sơ cấp
Nhà nghiên cứu phải thận trọng đánh giá chất lượng của thông tin sơ cấp nhăm đảm bảo tính chính xác, mới và không thiên kiến vi thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng điều tra (qua quan sát, phỏng vấn, tiếp xúc,...)
Chọn mẫu để nghiên cứu
Chọn mẫu theo xác suất
Chọn mẫu phi xác suất
Chọn công cụ nghiên cứu
Công cụ thu thập những thông tin định lượng
Công cụ thu thập những thông tin định tính
Các thiết bị hỗ trợ
3. Thu thập thông tin
Phương pháp quan sát
Theo dõi thói quen hoặc phản ứng của người tiêu dùng trong tình huống chuyên biệt; lắng nghe bình luận
Phương pháp thực nghiệm
Tuyển chọn những đối tượng thích hợp, đưa ra cho họ những cách cư xử khác nhau, kiểm soát các yếu tố không quan hệ và kiểm tra các khác biệt trong đáp ứng của họ
Phương pháp điều tra
Phương pháp phỏng vấn: phương pháp chính để thu nhập thông tin định lượng. Có các hình thức: Trực tiếp, gián tiếp
Phương pháp thảo luận gồm 2 hình thức: thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối tượng cần thu nhập thông tin; thảo luận nhóm
5. Báo cáo kết quả
Cấu trúc 1 bản báo cáo gồm: trang nhan đề, mục lục, lời giới thiệu, tóm tắt báo cáo, phương pháp áp dụng trong thu nhập và phân tích, kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất giải pháp, phụ lục
4. Phân tích thông tin
Tùy vào mục tiêu nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích phù hợp như thống kê mô tả, tương quan và hồi quy