Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN -…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN - VD PP BÀN TAY NẶN BỘT
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái niệm
Là phương pháp dạy học giáo viên đặt ra những tình huống có vấn đề, gợi ý tình huống có vấn đề cho học sinh, cho học sinh tự mình giải quyết vấn đề, thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học.
Ý nghĩa
Học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức.
Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh.
Học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Cách tiến hành
B1: Xây dựng tình huống có vấn đề
Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn nội dung đáp ứng được tình huống có vấn đề
Phân tích nội dung, liên hệ với những kiến thức học sinh đã biết, đã được học để giải quyết mâu thuẫn
Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng học sinh có thể đưa ra giải quyết
B2: Giải quyết tình huống
Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện.
Học sinh huy động kiến thức liên quan và đưa ra những giả thuyết.
Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, phương án đã đề xuất , trình bày giải pháp
Nhận xét, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận
Lưu ý
Giáo viên cần nắm vững PPDH này, đầu tư trí tuệ và thời gian nghiên cứu kỹ bài dạy, tham khảo tài liệu để xây dựng tình huống có vấn đề
Giáo viên phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tình huống của học sinh, phải có kĩ năng dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề
Giáo viên thường có chủ động trong việc bảo đảm tiến độ bài học khi học sinh chưa quen với việc học tập chủ động
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
Khái niệm
Dạy học theo dự án
là một hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ tự giải quyết nhiệm vụ học tập từ lý thuyết đến thực hành. Từ đó, phương pháp giảng dạy này hướng đến mục tiêu học sinh có thể tạo ra và giới thiệu các sản phẩm học tập mới hơn, sáng tạo hơn.
Ý nghĩa
• Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
• Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học: từ phụ thuộc giáo viên sang hoạt động nhóm, giúp người học từ thụ động ghi nhớ sang khám phá tích hợp và trình bày.
• Giúp người học từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng.
• Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
• Phát triển khả năng sáng tạo.
• Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
• Rèn kỹ năng làm việc nhóm.
• Phát triển năng lực đánh giá.
Cách tiến hành
Bước 1: Lập kế hoạch
Lựa chọn chủ đề
Xây dựng tiểu chủ đề
Khơi gợi hứng thú
Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện dự án
Thu thập thông tin
Xử lí thông tin
Thảo luận với các thành viên khác
Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Tổng hợp kết quả
Xây dựng sản phẩm
Trình bày sản phẩm
Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
Lưu ý
Phát triển các kĩ năng, giao tiếp, tư duy
Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng của cá nhân. Học sinh phải tham gia các tình huống
Dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh
Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Nội dung phải bán sát chương trình học
Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
Nội dung gắn với thực tiễn
Ví dụ PP Bàn tay nặn bột Bài 26: Đá vôi (Sách Khoa học lớp 5)
Bước 1: Tình hướng xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: “Đá vôi có ở đâu và tác dụng của đá vôi trong đời sống hàng ngày?”
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi dựa trên sự hiểu biết, tìm kiếm thông tin và kinh nghiệm cá nhân của mình:
Đá vôi được tạo ra ở dưới lòng đất.
Đá vôi là chất do con người tạo ra.
Đá vôi có ở trong núi.
Đá vôi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh,…
Giáo viên ghi chép ý kiến và không khẳng định đúng hay sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm, tìm tòi
Giáo viên tiếp tục nêu ra câu hỏi: “Vậy đá vôi có tính chất gì và làm thế nào để nhận biết đá vôi?”
Phương án lựa chọn: Làm thí nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu
Chia lớp thành 4 nhóm:
Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội. Quan sát chỗ cọ xát trên hai hòn đá và nhận xét tính cứng của đá vôi so với đá cuội?
Nhỏ vài giọt giấm thật chua hoặc a-xít loãng lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội rồi nhận xét.
Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát, ghi chép hiện tượng, quá trình.
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm.
Đưa ra kiến thức khoa học
Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt.
Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,…