Coggle requires JavaScript to display documents.
Quê hương: La Khê, Hà Đông – một làng nghề nổi tiếng với nghề dệt the lụa
Mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với bà nội -> thơ XQ luôn khao khát yêu thương và tha thiết với hạnh phúc gia đình
Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc của XQ. Cái tôi của XQ luôn nồng nhiệt, táo bạo mà tha thiết, dịu dàng; giàu trực cảm, nhiều suy tư mà thủy chung, nồng nàn.
Hồn nhiên, tươi tắn
Chân thành, đằm thắm
Khát vọng mãnh liệt, lo âu
Qua hình tượng sóng, XQ diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng & vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
Trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình (cuối 1967)
In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)
Điệp cấu trúc và kết từ “và”: thể hiện tính độc lập của các trạng thái cùng mqh giữa các trạng thái
Sóng biển: Trạng thái của sóng luôn xao động. Sóng lòng: Người con gái lúc đang yêu luôn có những cảm xúc phong phú
Hình tượng “sóng” đến đây hòa nhập vào “em” để soi chiếu làm nổi bật những băn khoăn của lòng “em”. Giọng thơ như lời thì thầm tự bạch, ý thơ được kết nối tự nhiên, những băn khoăn của lòng “em” làm nên chất suy tư ngọt ngào riêng của XQ
Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi “Từ nơi nào sóng lên?”
Cách nói khẳng định: “em”: dẫu xuôi – phương bắc; dẫu ngược – phương nam, “em”: vẫn “hướng về anh – một phương”
Thông thường: xuôi Nam, ngược Bắc. Ở đây, XQ nói “xuôi Bắc – ngược Nam”
“Nơi nào em cũng nghĩ”: trong “nghĩ” có cả tình yêu thương, cả mong nhớ, cả trăn trở, lo âu, cả giận hờn, buồn bã... không chỉ là nỗi nhớ bất chợt, anh đã trở thành ý nghĩ luôn canh cánh, thường trực trong lòng em. “Nhớ” là tình cảm tự nhiên
“Hướng về anh – một phương”: Đây là một sáng tạo độc đáo của XQ. Bốn phương Đ-T-N-B là của vũ trụ này, chỉ có duy nhất nơi có anh là phương trời của em. Ở trung tâm nỗi nhớ là anh, cho nên dẫu có đi về phương nào thì em vẫn luôn hướng về nơi anh
Trạng thái “trong mơ còn thức” không chỉ là nỗi nhớ, đó dường như còn là những dự cảm lo âu của một trái tim phụ nữ luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc nhưng lại có quá nhiều những trải nghiệm đắng cay
Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần
Cấu trúc “sóng nhớ bờ”, “em nhớ anh”: so sánh tinh tế, hai hình tượng đan kết vào nhau, tách rời mà lại thống nhất
Trạng từ chỉ tgian “ngày đêm”: xác lập tgian tồn tại nỗi nhớ kéo dài cả ngày lẫn đêm
Bao trùm cả kgian: “sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước”
Thao thức trong mọi tgian: “ngày đêm không ngủ được”
Mượn hình ảnh của sóng: Sóng ngoài đại dương – Con nào chẳng tới bờ -> quy luật
Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc